ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Niềm tin vắcxin, từ Donald Trump đến các bà mẹ Việt
Wednesday, February 24, 2016 6:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tcjV6SjFJd0NJa0kvVnNuOUZSNkRzYUkvQUFBQUFBQUFiZGcvak9VV0wwcDEzUjAvczY0MC8xNDM4NTR0aWVtX3ZhY3hpbl92aWVtX25hb19uaGF0X2Jhbi5qcGc=
Cha mẹ đưa con đi tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản. Ảnh: TL

TTTG.VN – Hẳn những ai quan sát cuộc chạy đua bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đều quan tâm đến ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump.

Thế nhưng sự quan tâm dành cho tỷ phú này dường như không đến từ khả năng làm chính trị mà từ những phát ngôn gây sốc của ông.

Dịch tự kỷ do vắcxin MMR gây ra

Tháng 9 năm ngoái Donald Trump khiến dân Mỹ và phần lớn khoa học gia choáng váng bởi nhận định vắcxin là thủ phạm gây ra dịch tự kỷ trên thế giới.
Trong buổi tranh luận với một ứng viên đảng Cộng hoà khác là Ben Carson trên truyền hình, ông Trump nói: “Tự kỷ đã trở thành cơn dịch. Bạn nhìn con số thống kê cách đây 25, 30 năm thì biết, nó không dừng lại và hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát”.
Những ai quan tâm đến mối liên hệ giữa vắcxin và tự kỷ đều thấy phát biểu của Donald Trump hoàn toàn sai. Là một trùm bất động sản, không dính dáng gì đến khoa học, hẳn nhiên Trump không thể tìm ra mối liên hệ này.
Ở đây nguồn cơn xuất phát từ một nghiên cứu của bác sĩ người Anh Andrew Wakefield công bố vào năm 1998 trên tờ Lancet cho rằng vắcxin MMR (ngừa sởi, quai bị, rubella) gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em.
Thời điểm đó, phát hiện của Wakefield chẳng khác gì một vụ nổ hạt nhân làm rúng động phong trào chích ngừa. Phe chống đối chích ngừa nay có thêm bằng chứng củng cố suy nghĩ của mình. Trong khi đó người thân của những trẻ tự kỷ có lý do để trút bỏ cảm xúc vì căn bệnh này đến nay y học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị.
Nhưng sau khi bỏ công điều tra, nhà báo Brian Deer người Anh đã vạch mặt bác sĩ Wakefield là kẻ giả dối vì 12 đứa trẻ trong nghiên cứu của ông không liên quan gì đến bệnh tự kỷ, chưa kể các mẫu máu mà Wakefield bỏ vào nghiên cứu chỉ là máu của những đứa trẻ tham dự sinh nhật đứa con trai mười tuổi của ông.
Để trả lời cho công chúng vắcxin MMR có gây tự kỷ hay không, những năm qua các nhà khoa học đã làm hàng chục nghiên cứu khác nhau trên 15 triệu trẻ em, tất cả đều cho thấy mối liên quan đó hoàn toàn không có.

Khi cảm xúc chi phối

Sau phát biểu của Donald Trump về “dịch tự kỷ gây ra do vắcxin”, nhiều nhà khoa học đã đăng đàn trên các phương tiện truyền thông đại chúng phản bác.
Lý lẽ khoa học quá xác đáng, nhưng nghịch lý là càng phản bác tên tuổi của Donald Trump càng nổi như cồn. Cũng nghịch lý ở chỗ trong khi nhiều người phản đối tỉ phú này lại có không ít người ủng hộ.
Chuyện tranh cãi bên Mỹ so ra không khác mấy so với chuyện tranh cãi nước ta mấy tuần qua về chích vắcxin Quinvaxem (chứa ho gà toàn tế bào) hay Pentaxim (chứa ho gà vô bào).
Nhìn chung, Quinvaxem bị ghét bỏ bởi người ta cho rằng nó gây ra tử vong. Bất chấp giải thích của bộ Y tế và một số nhà khoa học cho rằng điều này không đúng (Quinvaxem chích nhiều hơn nên xảy ra sự cố nhiều hơn, trên thế giới vắcxin chứa ho gà vô bào cũng gây tử vong không thua gì vắcxin chứa ho gà toàn tế bào) không ít người dân vẫn không từ bỏ niềm tin Quinvaxem là vắcxin nguy hiểm.
Không thể trách công chúng bởi các nhà nghiên cứu tâm lý biết rằng quan niệm của con người thường bị nhiễu bởi cảm xúc. Hàng năm Việt Nam có 4.000 trẻ tử vong vì viêm phổi, nhưng có lẽ chẳng ai sợ căn bệnh này cho bằng tử vong sau chích ngừa dù cả nước mỗi năm chỉ có trên dưới mười trường hợp như thế. Nỗi sợ ở đây được lý giải tử vong sau chích ngừa thường đột ngột, trong khi kiểu tử vong do viêm phổi thường sau nhiều ngày.
Tương tự, các nhà tâm lý thấy rằng những yếu tố đối tượng mắc bệnh (phụ nữ, trẻ em), diễn tiến bệnh (cấp tính) ít gặp và không lý giải dễ làm lệch cảm xúc con người và làm họ không nhận diện đúng nguy cơ.
Mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 ca tử vong vì tai nạn giao thông. Bất chấp điều này, con người vẫn phải ra đường sinh hoạt và không mấy ai bận tâm đến nguy cơ này. Trong khi đó, chỉ chục ca tử vong sau chích ngừa lại làm người ta rúng động, sợ hãi. Lý giải ở đây vì tai nạn giao thông xảy ra quá thường còn tử vong do vắcxin thi thoảng mới có và lại xảy ra trên trẻ em.
Vì cảm xúc chi phối, nên công chúng “ném đá” tới tấp cách giải thích của bộ Y tế “sự cố sau chích ngừa vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép” dù điều này đúng về mặt khoa học. Cũng bởi cảm xúc chi phối, nên người dân tin rằng Quinvaxem không tốt vì nó được chích miễn phí.
Quay lại nước Mỹ, có người hỏi tại sao Donald Trump lại dẫn điểm các ứng viên đảng Cộng hoà khác cho dù ông toàn ăn nói kiểu “phang ngang bửa củi”.
Thật ra Trump có chiêu PR tên tuổi của mình. Mang hình ảnh một đứa trẻ hai tuổi khoẻ mạnh, xinh đẹp, chích ngừa xong về nhà một tuần sau bị sốt ầm ầm rồi cuối cùng bị tự kỷ thì công chúng không vỗ tay rầm rầm ủng hộ ông mới lạ.
Tương tự thế, cuộc tranh cãi vắcxin ở Việt Nam sẽ còn bất tận vì theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, “tối ngày sáng đêm người ta mang vắcxin ra bàn bởi có người hưởng lợi từ vụ bàn luận này và kiếm không ra ông trọng tài”. Cứ nhìn lại, trong khi bàn vắcxin người ta thường đưa cảm xúc vào để chi phối nhận định con người.
Phan Sơn, tiepthithegioi.vn/
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.