Trừ sâu phi hóa chất – Nguyễn Phạm Thu Uyên
Saturday, February 20, 2016 23:50
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Trả kết quả bước đầu cho Tịnh Duyên, Tekka Hasua, Ngocchau Huynh và một số bạn quan tâm.
Thử nghiệm tiến hành trong vườn, với DUNG DỊCH BỒ HÒN, kết quả khá ổn, còn đang thử nghiệm tiếp.
CÁCH LÀM:
30 vỏ quả bồ hòn khô ĐÃ TÁCH HẠT, LẤY VỎ, đun lên với 5 lít nước, lửa nhỏ, sai sôi đẻ khoảng 10-15 phút. Để nguội, lọc qua nếu dung bình phun tay (cho khỏi nghẽn), hoặc cho vào bình tưới. Lưu ý: số bồ hòn này còn nấu đi nấu lại niều lần được, nhà tôi cứ đẻ trong nồi inõ to dành để đun dung dịch bồ hòn.
Tôi đang thử nghiệm so sánh kết hợp dung dịch bồ hòn với 2 nguyên liệu tự nhiên trong vườn, nhưng chưa đủ thời gian tổng kết được hiệu quả. Riêng sử dụng dung dịch bồ hòn thôi, đã giúp diệt/ đuổi 1 số sâu bọ như sau:
1/ SÙNG:
Vùng đất cát thường có sùng, chúng ăn rễ mềm khiến chết cây. Trước đây phải bới đất bắt từng con cũng không hết.
Dự đoán cây bào bị sùng ăn, bới đất cách gốc khoảng 10-15cm, sâu khoảng 5-7 cm, và tưới vào đó 1 lượng dung dịch bồ hòn vừa đủ thấm hết ngay. Lấp đất lại. Sùng cất (bới đất ra kiểm tra sẽ thấy). Cây xanh trở lại rất nhanh.
2/ RẦY BÔNG / RỆP SÁP PHẤN:
Một cụm ổi nà tôi bị rầy bông. Phun dung dịch bồ hòn phủ lên lá và quả, 2 hôm sau ra rệp đã hết.
3/ SÂU RUỒI ĐỤC QUẢ:
Đối vớ vườn ổi nhà tôi, áp dụng cách phun như trên, những quả mới hoàn toàn không bị chấm đen trên vỏ và không bị sâu ăn trong ruột.
4/ SÂU KÈN:
Phun dung dịch phủ lên cây lựu bị sâu kèn làm tổ chi chít,. Sau 2 ngày, các kén xẹp, sâu chết, một số con mạnh tìm đường di cư, không đáng kể. Cay sạch kén sau đó.
Hiệu quả của việc phun bề mặt để chống sâu bọ rất tốt, và an toàn, do chất saponin được rửa sạch không để lại dư chất trên rau/ quả.
Riêng về cách diệt sùng – là phun vào lòng đất – hãy cân nhắc liều lượng . Vì giun cũng sẽ bị chết như sùng. Với một số cây biết chắc là bị sùng đang làm hại, chúng tôi tưới quanh gốc, theo vành hẹp, để tránh ảnh hưởng đến giun.
Quan sát trong 2 tháng, cây tốt tươi hẳn so với lúc bị sâu, rầy. Sâu, rầy KHÔNG THẤY QUAY TRỞ LẠI.
THEO 1 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, dung dịch bồ hòn còn có khả năng diệt các loại sâu rau (su hào, bắp cải, súp lơ,….), đạt hiệu quả tới 88 – 100%.
5/ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG
6/ SÂU TƠ
7/ SÂU KHOANG
8/ BỌ NHẢY
Xem ra là đủ mặt những loại sâu rệp hại rau vụ đông rồi đấy.
Hình ảnh: Một số chụp, một số loài sâu nhà không có thì mượn trên mạng để múa minh họa)
Nguồn Thu Uyên
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo