ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ẩn số mang tên ngỡ ngàng chưa của tàu ngầm lớp Lada Nga
Friday, March 11, 2016 6:50
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


RIA Novosti đưa tin, Hải quân Nga phủ nhận tin đồn xuất hiện trước đó về việc Nga ngừng dự án phát triển tàu ngầm lớp Lada. Họ khẳng định, loại tàu ngầm này sẽ vượt xa các mẫu tàu có động cơ êm nhất.

Tháng 2 vừa qua, RIA Novosti đưa tin, Hải quân Nga đã phủ nhận những tin đồn xuất hiện trước đó về việc Nga ngừng dự án phát triển tàu ngầm lớp Lada.

Các Tư lệnh Hải quân Nga khẳng định, loại tàu ngầm này sẽ vượt xa các mẫu tàu có động cơ yên tĩnh nhất thế giới. Tuy nhiên, các thế hệ tàu Lada vấp phải sự chê bai của giới chức nước ngoài vì giá “cắt cổ” và còn nhiều sai sót.

Nga “tung hoả mù” dự án tàu ngầm lớp Lada

Nhiều nguồn tin cho biết tàu ngầm lớp Lada đầu tiên mang tên St Petersburg bị dừng vì thiếu nguồn tài trợ và khi hoàn thành nó đã phát sinh ra vô số lỗi trong quá trình thử nghiệm.

Ngay sau những tin đồn ngưng dự án, phát ngôn viên Hải quân Nga, ông Igor Dygalo đã xác nhận rằng việc xây dựng, hoàn thiện dự án tàu Lada vẫn đang trong quá trình thực hiện và xem xét, chứ không ngưng lại hẳn như thông báo không xác thực ấy cho biết.

  Ẩn số mang tên ngỡ ngàng chưa của tàu ngầm lớp Lada Nga - Ảnh 1

Những thế hệ đầu tiên của tàu ngầm lớp Lada vẫn còn nhiều trục trặc về hệ thống động cơ đẩy AIP.

Phát ngôn viên này cũng cho biết thêm rằng hai tàu ngầm diesel- điện lớp Lada có tên Kronstadt và Great Luke đang được đóng tại nhà máy Admiralty ở thành phố Saint Petersburg.

Trong tương lai sẽ tiến hành thử nghiệm và bàn giao cho Hạm đội Baltic vào năm 2017. Đến năm 2018, Hải quân Nga có kế hoạch sẽ cho hạ thuỷ 3 tàu ngầm lớp Lada.

Về những tính năng ưu việt của tàu ngầm lớp Lada, giám đốc xưởng đóng tàu tại nhà máy Admiralty, ông Alexander Buzakov khẳng định rằng các tàu Lada hoạt động êm ái dưới mặt nước sâu hơn cả tàu ngầm lớp Kilo (tàu có động cơ được cho là yên tĩnh nhất thế giới).

Không những vậy, những chiếc tàu Lada có thể duy trì khả năng tàng hình, ẩn náu tối ưu nhất, khó để các tàu đối phương phát hiện ra. Do các kỹ sư Nga đã áp dụng công nghệ tránh phản xạ âm thanh hiện đại nhất khi chế tạo tàu này.

Lada có thiết kế thân tàu hình giọt nước và vỏ tàu chỉ có một lớp, nhưng lớp gốm tiêu âm đã làm giảm tối đa tiếng ồn ở cả trong lẫn ngoài của tàu ngầm.

Ngoài ra, để vận hành động cơ đẩy không cần không khí nhằm thích ứng môi trường dưới nước, các tàu ngầm này được lắp đặt nhiều ắc quy. Những động cơ tối tân này sẽ giúp tàu Lada có thể hoạt động liên tục trong 45 ngày và lặn sâu liên tiếp 25 ngày.

Tàu cũng được giới hạn phạm vi hoạt động trong vòng 900km cùng vận tốc 21 hải lý/giờ (khoảng 40km/giờ). Ngoài ra, tàu Lada được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cùng 18 đơn vị vũ khí gồm tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác.

Hy vọng “ngôi vương” bao giờ trọn vẹn?

Tàu ngầm lớp Lada từ cuối những năm 1990 của thế kỷ trước đã được các chuyên gia quân sự nhận định là “khắc tinh” của tàu ngầm Nhật Bản, một đất nước có ngành công nghiệp tàu ngầm phát triển hơn cả.

Tuy nhiên, Lada đã không gây được ấn tượng cho các tư lệnh Hải quân Ấn Độ vì giá bán “trên trời”.

Năm 1997, giá của một tàu ngầm lớp Lada Nga là 300 triệu USD. Đến thời điểm hiện tại, tính thêm giá vật liệu tăng thì một chiếc tàu ngầm loại này ít nhất cũng lên đến 700 triệu USD khiến Ấn Độ không mấy hứng thú.

Trong khi đó, Trung Quốc chính là những khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Theo trang tin Denfense News, những thế hệ đầu tiên của Lada đã gặp trục trặc về kỹ thuật và động cơ, công nghệ AIP đã khiến các kỹ sư Nga “vật vã” gần 20 năm trời. Trong khi đó, người Nhật Bản đã “vượt xa” khi chuyển sang công nghệ hiện đại hoàn toàn mới.

Phát ngôn viên lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản Yasushi Kojima xác nhận rằng, ngành công nghiệp tàu ngầm nước này sẽ trang bị ắc quy lithium-ion cho lô tàu ngầm mới thay thế cho các động cơ AIP.

Không những vậy, ắc quy trang bị nguồn pin Lithium-ion giúp tàu ngầm có thể ở lâu dưới lòng biển hơn, chạy nhanh hơn mà thời gian bảo dưỡng ít hơn so với tàu ngầm điện diesel thông thường.

Đó là lý do cơ bản khiến Nhật Bản không còn “chuộng” các động cơ AIP đã “lỗi thời”, không thích hợp cho việc tấn công cũng như thi hành các nhiệm vụ đặc biệt.

“Cán cân” công nghệ tàu ngầm giữa Nga và Nhật Bản vẫn là một vấn đề gây tranh cãi của nhiều nhà phê bình quân sự. Bởi nếu Nhật Bản chú trọng vào việc chế tạo tàu ngầm cỡ lớn với nhiều công nghệ tân tiến tập trung vào phòng thủ, thì các tàu ngầm của Nga lại hoàn toàn “áp đảo” hơn về năng lực tấn công.

Hầu như mọi mẫu tàu ngầm của Nga đều có hệ thống hoả lực và tên lửa gấp đôi các thế hệ tàu của Nhật. Ngoài ra, tàu ngầm lớp Lada có 3 loại vũ khí chống ngầm nên có thể đối phó với nhiều đối thủ, còn tàu ngầm Nhật Bản hầu hết chỉ có 1 loại. Do vậy các “siêu phẩm” dưới biển sâu của Nhật sẽ khó lòng nắm thế chủ động khi tác chiến.

Nhiều nguồn tin phân tích rằng điểm quan trọng là thời gian hoạt động của tàu ngầm Nga được phát triển nhằm kéo dài gấp đôi so với tàu ngầm của các nước. Chính vì vậy các tàu lớp Lada hoàn toàn có thể trở thành “khắc tinh” của mọi đối thủ khi tác chiến trên vùng biển.

Theo những đánh giá ban đầu, Lada sẽ có khả năng phòng vệ hiệu quả trước các tàu chiến đối thủ, đồng thời tham gia tốt trong các nhiệm vụ thu thập thông tin, do thám. Như vậy, cho đến khi hoàn thiện quá trình xây dựng, khả năng của tàu ngầm hạt nhân Nga vẫn là một “ẩn số” trong danh sách đề cử “ngôi vương” trên biển.

Phương Hà (Theo National Interest, RIA Novosti)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.