ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cận cảnh quay chậm khi đạn pháo xe tăng rời nòng [VIDEO]
Thursday, March 10, 2016 5:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đoạn video quay chậm dưới đây sẽ cho chúng ta thấy cận cảnh khoảnh khắc và quỹ đạo của viên đạn pháo xe tăng khi nó rời khỏi nòng sẽ diễn ra như thế nào.

Video ghi lại cận cảnh quay chậm của viên đạn pháo xe tăng khi nó được khai hỏa, qua đó chúng ta sẽ được biết rõ hơn quỹ đạo của viên đạn diễn ra như thế nào:

Sức mạnh của xe tăng nằm ở khẩu pháo chính của xe, nên đó luôn là điểm ấn tượng nhất, làm nên sức mạnh của chúng.

Ngày nay, khi các phương tiện chiến đấu bọc thép và xe tăng luôn được tiến hành nâng cấp để tăng cường khả năng bảo vệ thì pháo chính cùng đạn của xe tăng cũng được phát triển song song.

  Cận cảnh quay chậm khi đạn pháo xe tăng rời nòng [VIDEO] - Ảnh 1

Xe tăng M1A1 Abrams khai hỏa.

Các loại đạn xe tăng hiện nay có công nghệ cũng như sức công phá rất mạnh, điển hình là các loại đạn sau:

HE (High Explosive) – Đạn nổ mạnh, trái phá

High Explosive, đạn nổ mạnh. Đạn sử dụng để bắn sập công trình, còn gọi là trái phá. Đạn có vỏ thép tốt để xuyên vào trong mục tiêu mới nổ, không vỡ khi va dập. Đạn có ngòi chọn 3 chế độ đợi nổ: chạm mặt mục tiêu nổ, xuyên vào trong bê tông chừng 1-2 mét nổ, xuyên sâu mới nổ. Ba chế độ đó dùng cho các loại công trình khác nhau. Mảnh đạn có sức sát thương lớn. Có nhiều đạn kết hợp APERS và HE, gọi là HE-FRAG.

HEAT (High Explosive Anti Tank) – Đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh, đạn lõm.

Nhờ những chất nổ mới, ổn định và mạnh như HMX, người ta hoàn thiện đạn lõm, HEAT. Đạn lõm sơ tốc thấp, đường đạn cong, phân tán mạnh nhưng khi phát nổ nó tán rộng sức sát thương ra xung quanh như trái phá và sức xuyên không phụ thuộc nhiều vào tốc độ gặp giáp. Trong thế chiến 2, đạn này chưa được sử dụng bắn từ nòng xe tăng do thuốc nổ kém và không chống được phát nổ ngoài ý muốn.

  Cận cảnh quay chậm khi đạn pháo xe tăng rời nòng [VIDEO] - Ảnh 2

Đạn HEAT-FS 3BK29 125mm.

ATGM (Anti Tank Guided Missle) – Tên lửa chống tăng có điều khiển.

Từ thập niên 1960 có nhiều xe tăng bắn đạn tên lửa có điều khiển từ nòng chính mang đầu xuyên lõm ATGM. Đạn này cần hệ thống dẫn bắn và ổn định tháp pháo hiện đại. Đạn tên lửa có điều khiển dễ gây nhiễu, dễ bắn chặn bằng APS và dễ giảm sức xuyên bởi ERA. Hiện nay, hầu hết các đầu nổ lõm Nga và một số của phương Tây có hai tầng để chống lại ERA.

  Cận cảnh quay chậm khi đạn pháo xe tăng rời nòng [VIDEO] - Ảnh 3

Đạn cũng có khả năng sát thương lớn. Khi bắn được thì đạn có độ chính xác rất cao, ngày nay, đây là loại đạn duy nhất đưa tầm diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng đang chuyển động lên 4, 5 km và còn hơn nữa. Một số xe tăng ngày nay cũng được trang bị thêm các ổ phóng ATGM ngoài nòng chính, tăng khả năng đối phó với các mục tiêu phức tạp và dùng nhiều loại đạn, khí tài.

Phan Hoàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.