Chiến lược phòng thủ tên lửa của Mỹ không theo kịp sự thay đổi của môi trường địa chính trị toàn cầu khiến Mỹ dễ bị tổn thương với các thách thức hạt nhân mới.
Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ phòng thủ tên lửa vì tin rằng hệ thống này có khả năng bảo vệ Washington chống lại các tên lửa đạn đạo, giúp giảm thiểu rủi ro hạt nhân tới Mỹ và các đồng minh trong thế kỷ 21.
Tuy nhiên, Ivanka Barzashka, một chuyên gia về an ninh hạt nhân tại Đại học Stanford, đã viết trong một bài báo đăng tải trên The National Interest, cho rằng chiến lược phòng thủ lên lửa của Mỹ được xây dựng vào năm 2010 (BMDR) đến thời điểm này có thể là không hiệu quả.
viết miêu tả ảnh vào đây |
Chuyên gia này đưa ra 3 tiền đề cơ bản để chứng minh bước đi này của Mỹ đang bị thách thức bởi một môi trường chiến lược mới.
Tiền đề đầu tiên là những mối đe dọa hạt nhân đã tăng lên so với thời điểm xây dựng BMDR, xuất phát từ Iran, Bắc Triều Tiên. Và chiến lược phòng thủ tên lửa ban đầu không đủ khả năng để giảm thiểu nguy cơ từ tất cả những mối đe dọa này.
Tuy nhiên, năm ngoái, Mỹ và Iran đã đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.
Trong tháng 10 năm 2015, Tehran đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo mà không có một đầu đạn hạt nhân. Vũ khí thông thường không gây ra mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ, đặc biệt là nếu quan hệ giữa Iran và phương Tây bình thường.
Đối với Bắc Triều Tiên, tình hình còn tồi tệ hơn. Bình Nhưỡng muốn thế giới lo sợ khả năng hạt nhân của họ. Và đó là nguy cơ mà Mỹ phải để tâm.
Tiền đề thứ hai là nguy cơ hạt nhân từ phía Nga.
Mặc dù kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh, BMDR đánh giá rằng Mỹ và Nga đã “không còn là kẻ thù” và không có “khả năng xảy ra cuộc chiến với Nga”. Nhưng sau sự kiện xảy ra ở Crimea năm 2014, đánh giá đó đã phải thay đổi.
Theo Barzashka, “nguy cơ đối đầu quân sự ở Đông Âu đã tăng lên, và cùng với nó, những nguy cơ của việc sử dụng hạt nhân cũng tăng theo.”
Tiền đề thứ ba là hành động triển khai hạt nhân của Mỹ sẽ làm tăng nguy cơ chạy đua hạt nhân, mặc dù Nga và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ chương trình này.
Nga đã nhấn mạnh rằng kế hoạch phòng thủ toàn cầu của Mỹ sẽ làm suy yếu sự ổn định toàn cầu. Moscow cũng đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang mới và đã đe dọa biện pháp đối phó nếu Washington không hạn chế các chương trình.
Hình minh họa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ |
Mỹ đã tuyên bố chỉ trích của Nga là vì “động cơ chính trị” và hy vọng rằng có thể tránh được biện pháp đối phó từ Moscow. Tuy nhiên, bây giờ “Nga đang làm chính xác những gì họ đã tuyên bố”.
Nga đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình và phát triển một hệ thống hàng không vũ trụ quốc phòng mới.
Trung Quốc cũng đã phản đối chiến lược của Mỹ và cho rằng kế hoạch triển khai THAAD ở Hàn Quốc đe dọa tới an ninh của Trung Quốc.
Barzashka cho rằng: “Thế giới ngày nay là thay đổi. Nó không giống như thời Chiến tranh Lạnh. [...] Trong thế giới ngày nay, BMDR có thể làm tăng nguy cơ chạy đua hạt nhân giữa các nước lớn.”
Chính quyền mới của Mỹ trong thời gian tới sẽ phải xem xét lại chiến lược quân sự, và chiến lược hạt nhân của họ cũng phải thay đổi cho phù hợp tình hình mới.
“Điều này đặt ra nhiều câu hỏi gây tranh cãi. Xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu đối với Iran? Hay hệ thống phòng thủ khu vực nên nhắm mục tiêu Nga? Có giới hạn nào kiểm chứng để Mỹ và Nga phát triển khả năng phòng thủ tên lửa như mong muốn?”
Theo Barzashka, đánh giá lại những tiền đề này sẽ tạo thành cơ sở cho một chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Mỹ.
Phong Lan