Kỹ sư hàng không mày mò tạo “bí quyết” chữa viêm phế quản
Thursday, March 31, 2016 18:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Gia đình có truyền thống làm thuốc, ông Nguyễn Trọng Thắng (SN 1948, ngụ số nhà 12, đường Nguyễn Thượng Hiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại theo nghề kỹ sư hàng không, “quên” nghề gia truyền, đến khi 53 tuổi mới quay lại gắn bó nghề thuốc, mày mò chế ra nhiều bài thuốc hay, ví dụ như cách chữa viêm phế quản từ 7 cây thuốc nam kết hợp.
Lương y Thắng và bài thuốc chữa viêm phế quản dạng viên |
Gia đình có truyền thống làm thuốc, ông Nguyễn Trọng Thắng (SN 1948, ngụ số nhà 12, đường Nguyễn Thượng Hiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại theo nghề kỹ sư hàng không, “quên” nghề gia truyền, đến khi 53 tuổi mới quay lại gắn bó nghề thuốc, mày mò chế ra nhiều bài thuốc hay, ví dụ như cách chữa viêm phế quản từ 7 cây thuốc nam kết hợp.
Bài thuốc chữa viêm phế quản
Theo ông Thắng, viêm phế quản (hen) là loại bệnh thường gặp ở nước ta, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân gây bệnh là do các cháu bé chưa thích nghi được với điều kiện khí hậu, bị viêm nhiễm đường hô hấp, từ đó tạo thành bệnh viêm phế quản.
Các triệu chứng thường gặp là bị hắt hơi, chảy nước mũi, ho có đờm, khò khè, đờm giải, có sốt nhẹ; đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, “chớ” (một dạng nhẹ của nôn ọe – PV). Với người lớn, bệnh viêm phế quản do cơ địa nhạy cảm với các nguyên nhân khác nhau, từ thời tiết thay đổi, ngửi mùi than, mùi nước hoa … Bệnh nhân cũng gặp những triệu chứng như của trẻ nhỏ, nhưng người lớn khó thở nhiều hơn, vì bị co thắt phế quản.
Theo lương y Thắng, bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản bao gồm bảy vị thuốc kết hợp, gồm: Hạnh nhân, gạo tẻ, thạch cao sống, mạch môn, ma hoàng, cam thảo và xạ can, mỗi loại 15g. Mỗi vị thuốc lại có cách sơ chế khác nhau: Hạnh nhân sao vàng, gạo tẻ ngâm nửa ngày rồi sao vàng, thạch cao sống đun lấy nước.
Với mạch môn, phần lõi phía trong rút bỏ, phơi khô sao vàng. Ma hoàng: Nhặt sạch, bỏ “mắt” rửa kĩ, sau đó dùng nồi áp suất đun lên, hớt hết những bọt bẩn, lấy phần nước trong cô đặc thành cao. Cam thảo thì sao vàng, xạ can, rửa sạch phơi khô.
Số lượng thuốc không cố định là 15g, tùy theo từng người có sự điều chỉnh khác nhau. “Trước đây bài thuốc gia truyền số lượng thuốc ít hơn, nhưng ngày nay do cơ địa con người thay đổi nên liều lượng cũng khác. Bên cạnh đó, với bệnh nhân bị ho, đi ngoài thì dùng thêm bài thuốc bổ tỳ. Nếu bệnh nhân ho, gầy yếu thì kết hợp dùng bài thuốc cam cóc”, ông Thắng chia sẻ.
Bệnh nhân có thể dùng theo phương pháp sắc thuốc hoặc tán thành bột, hay vo thành viên. Nếu dùng thang thuốc, người bệnh cho số thuốc trên vào nồi, cho 3 bát nước đun cạn thành một bát, 3 lần như vậy sẽ được 3 bát thuốc. Số thuốc này được đổ lẫn vào nhau để chất lượng thuốc được đều. Mỗi ngày uống 3 lần: Sáng, trưa, tối, uống khi thuốc còn ấm. Ngoài ra, thời gian uống thuốc tuỳ thích, có thể đang đói hoặc đang no bởi không sợ hại dạ dày.
Với phương pháp tán bột thường dùng cho trẻ em, số thuốc trên tất cả tán lên, tạo thành một bài thuốc bột. Liều lượng sử dụng cũng khác nhau như: Với trẻ từ 1 – 3 tháng, lấy thuốc hòa với nước, hấp cách thủy, lấy nước trong phía trên hòa thêm đường cho trẻ uống, số lượng thuốc là 9g. Trẻ từ 5 tháng đến 1 tuổi dùng 12g thuốc, còn với trẻ từ 1 – 5 tuổi thì số lượng thuốc dùng là 15g, tất cả đều chia làm 3 lần uống trong ngày.
Với người lớn thì thuốc bột này sẽ vo thành viên tễ, mỗi viên có đường kính 6mm, mỗi lần uống 25 viên, chia làm 3 lần uống trong ngày. Để đạt hiệu quả hơn, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm như: Cá mè, cá chép, tôm, cua, trứng vịt lộn và các thức ăn đồ nướng; ngoài ra còn tránh ra gió.
Suýt “quên” nghề gia truyền
Dòng họ nhà ông Thắng xuất phát ở vùng quê Nghệ An, nổi tiếng là nơi có nhiều lương y giỏi. Theo ông Thắng nhớ lại, cụ Nguyễn Trọng Tấn, tổ tiên đời thứ 3 từng được mời vào cung chữa bệnh cho Thái hậu. Đến đời ông là thứ sáu, gia đình lúc nào cũng gửi gắm niềm tin, nghề thuốc vào cậu bé Thắng là con trai duy nhất trong nhà.
“Ngay từ nhỏ, bố tôi đã “bắt” phải học làm thuốc từ những việc đơn giản như: Cách nhận biết, tính năng của thuốc, cách sao chế. Nhưng lúc đó tôi ham chơi, chẳng muốn học, chỉ định hướng cho mình theo ngành kĩ thuật”, ông Thắng nhớ lại.
Tưởng nghề thuốc hàng trăm năm của dòng họ rơi vào tay ông Thắng sẽ thất truyền, bởi ông học tốt rồi được cử đi học đại học hàng không ở Liên Xô 8 năm. Năm 1975, về nước ông tiếp tục công tác tại tổ máy bay chuyên cơ ở Gia Lâm. Những năm sau này, ông miệt mài chuyên tâm với vai trò người thầy của những người lính thợ Quân chủng Phòng không – Không quân.
“Vì ham ngành khoa học kĩ thuật, đã có thời gian tôi chẳng nghĩ gì đến nghề thuốc. Mãi đến khi bố tôi bệnh nặng, về chăm sóc, tôi mới thực sự yêu nghề đáng quý này”, ông Thắng chia sẻ.
Theo đó, năm 1999, người cha ốm nặng, không ai chăm sóc, ông lúc này mới về làm tròn trách nhiệm của người con. Hàng ngày, ở bên cạnh chăm sóc bố, cảm nhận được những trăn trở của cha về nghề thuốc gia truyền, ông cảm thấy mình có trách nhiệm phải giữ được những bài thuốc quý mà tổ tiên để lại. Ông chủ động xin phép bố cho mình “học lại từ đầu”. Được bố đồng ý, ông quay lại cơ quan, xin được về hưu sớm.
Ở tuổi 53, ông vừa học kinh nghiệm làm thuốc từ người cha, vừa đăng kí lớp học thuốc đông y trong 3 năm. “Khó khăn ban đầu là tôi đã lớn tuổi mới học nghề, thuật ngữ thuốc lại khó đọc, khó nhớ, chưa kể phải nhớ hết công dụng của chúng. Vì vậy, tôi phải đọc, ăn, ngủ cùng sách, chỗ nào không biết thì hỏi bố. Càng đọc, học hỏi nhiều, càng thấy “say” nghề”, ông Thắng tâm sự.
Ban đầu, những bệnh nhân đến với người bố đang bệnh đều được cụ cho “thực tập”, rồi hướng dẫn tỷ mỷ, giám sát cặn kẽ. Không bao lâu sau đó, nhiều bài thuốc được ông áp dụng thành công; đặc biệt với bài thuốc chữa viêm phế quản từ 7 loại cây thuốc nam.
Sau này khi người bố mất, ông Thắng trở thành một lương y có tiếng. Không cho mình tự bằng lòng với bản thân, ông không ngừng học hỏi: “Bệnh nhân đến khám bệnh, khi được chữa khỏi họ thường tin tưởng người thầy thuốc. Từ đó, những bệnh sau đó, người bệnh cũ vẫn muốn nhận được tư vấn từ thầy thuốc cũ. Người bệnh hỏi, mình phải biết, đó chính là động lực để tôi tìm tòi, nghiên cứu những bài thuốc khác nhau”.
Ông Thắng rút ra được kinh nghiệm khá lạ từ chính bản thân mình: Đông y chữa bệnh theo thời thế. Không phải bài thuốc gia truyền nào áp dụng cho ngày nay đều đúng, mà phải biết cách sáng tạo thêm, vì sự thay đổi của môi trường, sức đề kháng của con người, cần điều chỉnh vị thuốc, số lượng.
Có một số người quan niệm “dập khuôn” thuốc gia truyền nên bệnh mới lâu khỏi, hiệu quả mang lại chưa cao. “Gia truyền, nhưng cần sáng tạo, điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân”, đó là phương châm của vị lương y kiêm cựu kỹ sư hàng không.
Trịnh Ninh, baophapluat.vn
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo