Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khởi hành tới thăm chính thức Cuba.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới đảo quốc Caribe này trong 88 năm qua và được coi là một chuyến thăm lịch sử, bước tiếp theo hướng tới việc chấm dứt hơn nửa thế kỷ quan hệ lạnh nhạt và đối địch giữa hai bên.
Quan hệ giữa Washington và Havana sẽ trở lên tốt đẹp một khi Mỹ thực sự chấp nhận sự khác biệt còn Cuba cở mở hơn để phát triển kinh tế.
Tổng thống Barack Obama và phu nhân tại phi trường ở Havana. Ảnh Reuters. |
Theo Reuters, trong thời gian ở thăm La Habana từ ngày 20-22/3, ông Tổng thống Obama sẽ hội đàm và ra tuyên bố chung với Chủ tịch Cuba Raul Castro, thăm khu phố cổ ở thủ đô La Habana, gặp gỡ giới doanh nghiệp và xã hội dân sự của Cuba. Tuy nhiên, hai bên sẽ không đề cập đến vấn đề cải cách chính trị và kinh tế.
Trước đó, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes đã cho biết nhà lãnh đạo Mỹ sẽ có bài diễn văn tại Nhà hát lớn Alicia Alonso ở trung tâm thủ đô La Habana về tương lai quan hệ hai nước.
Ông Obama, người đã thúc đẩy việc từ bỏ chính sách cô lập nhiều năm của Mỹ đối với Cuba, mong muốn thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực thương mại song phương.
Trước thềm chuyến thăm, hai bên cũng đã có một loạt động thái tăng cường quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như khôi phục dịch vụ bưu chính- điện thoại trực tiếp giữa hai nước, ký bản ghi nhớ về hợp tác trắc địa và thủy văn, xóa tên Cuba khỏi danh sách các không có đủ các biện pháp đảm bảo an ninh tại bến cảng…
Còn nhiều rào cản, khó khăn
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại lớn để bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Mỹ-Cuba. Theo các nhà phê bình tổng thống ở đảng Dân chủ, còn quá sớm để nói về kết quả của chuyến thăm này.
Ông Obama kỳ vọng rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước không thể đảo ngược, ngay cả sau khi ông hết nhiệm kỳ và lệnh bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Cuba không được Quốc hội Mỹ thông qua. |
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa viết trên Twitter rằng chuyến thăm của ông Obama là một “vấn đề lớn”, nhưng ông “không tôn trọng”.
Sự chia rẽ về ý thức hệ vẫn còn tồn tại giữa Washington và Havana về vấn đề dân chủ, tôn giáo.
Hai quốc gia vẫn còn nhiều khác biệt chính khác, đặc biệt là về lệnh cấm vận kinh tế 54 năm đối với Cuba. Ông Obama đã đề nghị Quốc hội gỡ bỏ, nhưng đề xuất này đã bị đảng Cộng hòa chặn lại.
Havana vẫn phàn nàn về việc kiểm soát của Mỹ đối với căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo theo một hợp đồng thuê năm 1943 mà Cuba cho rằng không còn giá trị. Trong khi đó, chính quyền Obama cho biết sẽ không thảo luận về vấn đề này.
Havana cũng không hài lòng với sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nhà bất đồng chính kiến và các chương trình phát thanh, truyền hình chống lại Cuba.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba, Rodrigo Malmierca Díaz cho biết các động thái của ông Obama “đi đúng hướng”, nhưng “chúng tôi không thể đạt được một quan hệ bình thường với sự phong tỏa vẫn còn hiệu lực và không giải quyết các chủ đề khác có tầm quan trọng lớn”.
Trong nước, ông Obama cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Các nhà phê bình tổng thống buộc tội ông nhượng bộ quá nhiều và Havana thỏa hiệp quá ít đồng thời cáo buộc ông Obama dùng chuyến đi này để tìm kiếm “chiến thắng trong lòng”.
Tuy nhiên, thông qua chuyến thăm lịch sử, ông Obama kỳ vọng rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước không thể đảo ngược, ngay cả sau khi ông hết nhiệm kỳ và lệnh bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Cuba không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Hoàng Hải