Ba Lan đã kêu gọi NATO tăng hiện diện quân sự trong biên giới của mình sau khi mô tả Moscow là mối đe dọa lớn hơn cả khủng bố IS.
Hãng tin Sputnik ngày 15/4 đưa tin cho biết, bằng những nỗi sợ hãi vô căn cứ về sự hiếu chiến của Nga, Ba Lan đã kêu gọi NATO tăng hiện diện quân sự trong biên giới của mình sau khi mô tả Moscow là mối đe dọa lớn hơn cả khủng bố IS.
Trươc thêm hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra trong tháng 7, Ba Lan đang thúc đẩy nỗ lực gây sức ép để liên minh tăng triển khai lực lượng trong biên giới của mình, Sputnik nhận định.
Ba Lan đang thúc đẩy nỗ lực gây sức ép để liên minh tăng triển khai lực lượng trong biên giới của mình. Ảnh Sputnik |
Phát biểu trước thềm hội nghị an ninh ở Bratislava vào thứ Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Witold Waszczykowski đã mô tả về một “mối đe dọa hiện hữu” quen thuộc của đất nước.
“Chúng tôi có những mối đe dọa hiện hữu và các mối đe dọa không tồn tại. Tất nhiên, các hoạt động của Nga là loại mối đe dọa hiện hữu bởi vì hoạt động này có thể phá hủy các nước,” ông nói.
“Và chúng tôi có những mối đe dọa không hiện hữu như khủng bố, làn sóng khổng lồ của người di cư”, ông nói thêm.
Khi được hỏi cụ thể về IS, nhóm khủng bố đã thực hiện hai vụ tấn công lớn tại châu Âu trong 5 tháng qua, ông Waszczykowski tuyên bố rằng Moscow là mối đe dọa lớn hơn.
“(IS) là một mối đe dọa rất quan trọng, nhưng nó không phải là một mối đe dọa hiện hữu đối với châu Âu,” ông nói.
“Chúng tôi mong đợi sự hiện diện, hiện diện, hiện diện. Sự hiện diện của quân đội từ các nước NATO khác nhau có thể là một biểu tượng của sự quyết tâm bảo vệ sườn phía đông. Chúng ta có thể thảo luận về quy mô”, Ngoại trưởng Ba Lan nói.
Mặc dù Nga đã nhiều lần trấn an rằng mình không có ý định xâm lược các nước Baltic hay đe dọa cái gọi là sườn phía đông của NATO, nhưng không thể xoa dịu được các lo ngại của Ba Lan.
Warsaw gần đây đã chi tiêu hàng tỷ USD cho các chương trình hiện đại hóa quân sự của riêng mình, bất kể quyết định của liên minh.
“Chính phủ của Thủ tướng Beata Szydlo ý thức được thực tế rằng Ba Lan, nếu muốn được độc lập và có khả năng bảo đảm chủ quyền của mình, cần phải có một quân đội lớn hơn và mạnh mẽ hơn”, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan San Antonio Macierewicz nói với tuần báo wSieci.
Trong khi chính phủ Warsaw trước đó đã cam kết chuẩn bị để dành 34 tỷ USD để mua sắm vũ khí và trang thiết bị mới cho tới năm 2022, Bộ trưởng Macierewicz nhấn mạnh rằng số tiền này chưa được đổ vào các tài khoản cần thiết.
Theo thống kê của Ba Lan, nước này sẽ dành gần 62 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội chống lại mối đe dọa mà các nhà lãnh đạo nước này mô tả là “hiện hữu” từ Nga.
Củng cố cho những tuyên bố của Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Martin Stropnicky, cho biết việc tăng cường khả năng phòng thủ tập thể của liên minh sẽ là điểm chính trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào mùa hè, trong khi cảnh báo rằng Nga “không nên bị cô lập”.
Ông nói thêm rằng Nga đã tích cực “thử nghiệm các khả năng phòng thủ của NATO trong khu vực Baltic”, nơi một số nước đã phải chịu rất nhiều áp lực, thông tấn Czech CTK cho biết thêm.
Khủng bố IS. Ảnh Telegraph |
Theo Telegraph, Nga sẽ tranh thủ các cuộc đàm phán hiếm hoi với NATO vào tuần tới để phản đối sự tích tụ quân sự “hoàn toàn phi lý” của liên minh ở các nước Baltic, đại sứ của Moscow tại Brussels cho biết và nói thêm rằng NATO đã sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine là một cái cớ để tăng cường hiện diện quân sự trên biên giới của Nga. Moscow xem đây là một mối đe dọa lớn đối với an ninh của mình.
Các đại sứ Nga và NATO sẽ nhóm họp tại Brussels vào ngày 20/4 để tổ chức các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên của họ trong gần hai năm nhằm thảo luận về các vấn đề an ninh, bao gồm cả cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nơi Moscow bị cáo buộc ủng hộ quân nổi dậy ủng hộ Nga chống lại chính phủ thân phương Tây ở Kiev.
Bộ trưởng Waszczykowski cho rằng những cáo buộc về sự tham gia của Nga tại Ukraine là những lý do chính của việc cần phải gia tăng sức mạnh cho quân đội Ba Lan. Tuy nhiên, những cái cớ của Ba Lan luôn bị Moscow bắt bẻ và phản bác.
Phương Tây đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào về những cáo buộc này và điện Kremlin liên tục phủ nhận Nga đóng một vai trò quân sự trong cuộc xung đột Ukraine.
Nga tin rằng Warsaw đang sử dụng cái gọi là “mối đe dọa xâm lược” từ Nga như một cái cớ để tăng kích thước của quân sự của mình, một chiến lược chung cho nhiều quốc gia NATO.
Hoàng Hải