Tôi có hai cô cháu gái với hai nỗi niềm khác nhau về chuyện quyết định nghề nghiệp tương lai của mình.
1 Một đứa đang học năm cuối làm bằng đại học, ngành ngân hàng. Có hôm cháu gọi điện hỏi tôi xem sắp tới có nên thi lại đại học hay không, bởi vì cháu cảm thấy vào học ngành ngân hàng là một sai lầm lớn, cháu thấy mình như đang lạc đường.
Phải mất ít phút lúng túng tôi mới có thể nói với cháu rằng tương lai do cháu quyết định, nếu thấy mình đã chọn đường đi sai lầm thì hãy làm lại, rằng cháu đang còn trẻ…
Nhưng cháu lại bảo rằng ba mẹ khăng khăng không đồng ý. Thế nên cháu muốn tôi mở lời để thuyết phục ba mẹ giúp.
Vì nguyện vọng của cháu, tôi cũng có nói chuyện với anh chị mình. Nhưng cả ba lẫn mẹ cháu vẫn giữ vững lập trường, rằng không đồng ý để cháu thi lại sư phạm toán như nguyện vọng của cháu.
Bởi chỉ còn vài tháng nữa cháu sẽ tốt nghiệp làm bằng đại học tại tphcm, có tấm bằng và cháu sẽ không phải lo bon chen chỗ làm vì bố mẹ đã lo chỗ đứng. Còn nếu thi lại ngành sư phạm toán thì cháu sẽ không có tương lai, sẽ đi vào ngõ cụt.
Cháu cự cãi rằng: “Hồi làm hồ sơ thi đại học, ba mẹ cứ ép con đăng ký vào ngành ngân hàng. Giờ con thấy đó là sai lầm lớn nhất đời con”.
Chị tôi gạt đi: “Sai lầm nhất chính là thấy sướng mà không biết hưởng, là bỏ cái sông để vào cái ngòi, con hiểu chưa?”.
Tôi để ý, mỗi lần nói đến việc cháu đòi thi lại sư phạm, mẹ cháu đều nói rằng: “Con điên rồi, thời buổi nào mà còn đòi học sư phạm chứ?”.
Khi cháu nói muốn được lên miền núi dạy học sau khi ra trường thì mẹ cháu còn nổi nóng hơn. Chị cho rằng cháu điên rồ nên mới có ý nghĩ ấy.
Không thuyết phục nổi anh chị để giúp cháu được đi đúng con đường mình thích, tôi thấy hụt hẫng và ám ảnh mãi câu nói của cháu: “Con cảm thấy quá chán nản mỗi buổi lên giảng đường. Tất cả là tại ba mẹ…”.
2 Trường hợp thứ hai là cô cháu gái vừa đỗ làm bằng đại học giá rẻ y năm ngoái. Với số điểm đầu vào khá cao, cháu là niềm tự hào của cả gia đình. Vì vậy, khi cháu mếu máo đòi bỏ trường y để đi học trường nghề thì gặp phải sự phản đối quyết liệt từ ba mẹ.
Ba cháu cho rằng chỉ có điên mới chối bỏ cơ hội trở thành bác sĩ. Mẹ cháu thì hết năn nỉ đến dọa tự tử nếu cháu nhất định đòi đi học nghề. Ba mẹ cháu thuyết phục rằng “Nhất y nhì dược”, rồi sau khi ra trường ba mẹ cháu sẽ lo liệu cho cháu một chỗ chắc chắn ở bệnh viện lớn tại thành phố.
Tôi hỏi cháu tại sao lại muốn học nghề, trong khi ngành y là một cơ hội tốt? Cháu trả lời rằng trước đây đã không muốn thi đại học, nhưng cháu buộc phải thi vì ba mẹ.
Cháu rất thích trở thành thợ may, hằng ngày tỉ mẩn bên đường kim mũi chỉ. Nhưng ba mẹ cháu không đời nào đồng ý. Để rồi giờ đây cháu muốn đi con đường mình muốn cũng không được.
Từ trường hợp của hai đứa cháu, tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ gặp quá nhiều bi kịch vì chuyện chọn nghề nghiệp tương lai của mình. Đau đớn nhất là bi kịch của các em lại đến từ các bậc phụ huynh.
Tư tưởng học cho bằng bạn bằng bè, học để có tấm bằng, học những ngành thời thượng đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người.
Vì thế cho nên nhiều em đang học nghề tương lai của mình theo kiểu “tù mù”, “hên xui” là chính. Nhưng ba mẹ các em đôi khi bảo thủ, không nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng này.