ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Quan điểm: Su rơi, tàu Mỹ cũng chìm
Friday, April 22, 2016 18:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ lẽ ra nên bắn hạ Su-24 của Nga khi nó áp sát tàu, Giáo sư Roman Kuzniar, cựu cố vấn của Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski nói.

Tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ lẽ ra nên bắn hạ Su-24 của Nga khi nó áp sát tàu, Giáo sư Roman Kuzniar, cựu cố vấn của Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski nói trong cuộc phỏng vấn với Radio Zet.

Ông Kuzniar đã đưa ra quan điểm đầy lo ngại trên khi được hỏi về sự cố gần đây trên biển Baltic giữa tàu khu trục Mỹ và những chiếc máy bay quân sự của Nga.

  Quan điểm: Su rơi, tàu Mỹ cũng chìm - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Ngày 13/4, Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ (EUCOM) ban hành báo cáo bày tỏ lo ngại về việc những chiếc Su-24 và Ka-27 của Nga đã bay sát tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ ở khoảng cách gần khi đang tập trận tại vùng biển quốc tế ở biển Baltic.

Washington đã bày tỏ lo ngại về vụ việc và cho rằng đây là hành vi “khiêu khích”, “thiếu an toàn” và thực hiện cuộc “tấn công mô phỏng” của các phi công Nga, mặc dù Moscow khẳng định chúng hoàn toàn phù hợp với các quy định quốc tế.

Về phần mình, Giáo sư Kuzniar tin rằng máy bay Nga đã tìm cách “hù dọa kẻ xâm nhập” tiềm năng do thời điểm đó, tàu Mỹ đang ở vùng biển quốc tế nhưng tương đối gần Kaliningrad.

Đồng thời, ông cho rằng người Mỹ đã trải qua tình huống tương tự như Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đề cập tới sự cố Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga.

Vị Giáo sư Ba Lan đã ca ngợi phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trong tình huống trên khi cho rằng nước này đã “phản ứng rất tốt” so với Mỹ.

“Máy bay Nga cần bị bắn hạ. Không phải đuổi mà cần bắn chúng. Rất tiếc là người Mỹ đã không làm điều đó”, cựu cố vấn của Tổng thống Ba Lan nói thêm.

Tuy nhiên, quan điểm của Giáo sư Kuzniar khá mạo hiểm bởi nó có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.

  Quan điểm: Su rơi, tàu Mỹ cũng chìm - Ảnh 2

Trong trường hợp với Mỹ, phản ứng có thể sẽ không dừng lại ở đó mà kéo dài tới những hậu quả khó lường và đầy rủi ro khác.

Sau khi Su-24 của Nga bị chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi trong lãnh thổ Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi hành động này là một vụ “đâm sau lưng” của “kẻ đồng lõa với khủng bố”.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga cũng nhanh chóng ký một nghị định về biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia và ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong trường hợp với Mỹ, phản ứng có thể sẽ không dừng lại ở đó mà kéo dài tới những hậu quả khó lường và đầy rủi ro khác.

Bình luận trước phản ứng của truyền thông phương Tây chỉ trích chỉ huy tàu USS Donald Cook và giới chức Washington phản ứng mềm yếu trong sự cố, đồng thời đưa ra quan điểm cho rằng tàu khu trục Mỹ có quyền bắn hạ máy bay Nga trong tình huống như vậy, tờ Quan điểm của Nga ngày 15/4 đăng tải bài viết cảnh báo rằng “Su rơi, tàu Mỹ cũng chìm”.

Tờ Quan điểm dẫn nguồn tin trong lực lượng hàng không của Hạm đội Baltic cho biết, vụ việc diễn ra hoàn toàn bình thường, phù hợp với các quy định và cam kết, ngoại trừ phản ứng của người Mỹ.

Biển Baltic khá nhỏ và khi lực lượng NATO tăng cường hiện diện tại đây, hoạt động quân sự trong vùng biển này đã trở nên đông đúc hơn.

  Quan điểm: Su rơi, tàu Mỹ cũng chìm - Ảnh 3

Nga cho rằng Mỹ không có cơ sở để buộc tội Moscow trong tình huống ở Biển Baltic.

Theo quan chức tình báo quân đội Nga Igor Larkov, Hạm đội Biển Bắc của Nga đã nhiều lần đối mặt với những tình huống tương tự khi các máy bay của Mỹ bay ở cự ly cách 50 mét đối với tàu của họ và công khai chụp ảnh boong tàu. Tuy nhiên, Moscow đã không đưa ra các báo cáo làm nghiêm trọng vụ việc. Ông cho rằng, Mỹ không có cơ sở để buộc tội Nga trong tình huống ở Biển Baltic.

Đại diện của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, nhấn mạnh rằng máy bay Nga thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên khoảng 70 km từ căn cứ hải quân. Các chuyến bay được thực hiện theo đúng các quy định quốc tế về sử dụng không phận trên vùng biển trung lập.

Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang, Franz Klintsevich, gọi sự cố là một “vụ hiểu lầm” vì Nga không có chính sách làm gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Chuyên gia quân sự tại Hiệp hội các nhà khoa học chính trị, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị và Khoa Xã Hội Nga Alexander Plekhanov Perendzhiev chắc chắn rằng Nga chỉ đơn giản muốn cho người Mỹ thấy ý định sẽ ngăn chặn “sự táo bạo của người Mỹ” ở biển Baltic thay vì đưa mối quan hệ hai nước tới bờ vực.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.