ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga cải tiến Iskander, đáp trả lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania?
Sunday, May 15, 2016 15:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nga có thể mở rộng tầm bắn của hệ thống Iskander đặt tại Crimea, vô hiệu hóa mối đe dọa tên lửa Mỹ ở Romania. Tuy nhiên, điều này đi ngược lại Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).

Theo National Interest, Mỹ hồi tuần trước đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Deveselu, Romania. 24 tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB được dẫn hướng bởi các radar SPY-1, thuộc hệ thống tác chiến Aegis phiên bản trên đất liền.

Hoa Kỳ đã tiêu tốn khoảng 800 triệu USD để xây dựng và vũ trang cho căn cứ này. Washington nói rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania nhằm chống lại các mối đe dọa từ Iran và các quốc gia Trung Đông khác.

  Nga cải tiến Iskander, đáp trả lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania? - Ảnh 1

Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M của Nga.

Theo quan chức Mỹ và NATO, các tên lửa SM-3 đặt tại Romania không thể phá hủy tên lửa đạn đạo (ICBM) Nga. Mỹ cũng đảm bảo rằng tên lửa tấn công mang đầu đạn hạt nhân sẽ không được triển khai đến Romania. SM-3 trên thực tế không mang theo thuốc nổ, chỉ nhằm phá hủy các mục tiêu di chuyển với vận tốc lớn bằng cách đâm thằng vào chúng.

Trên thực tế, tên lửa Mỹ ở Romania không thể đe dọa trực tiếp đến khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Thượng tướng Sergei Karakaye, chỉ huy lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RSVN) nói với các phóng viên hồi tuần trước: “Năng lực của Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu rất hạn chế và hiện không thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến đấu của các lực lượng”.

“Các đầu đạn thế hệ mới do Nga chế tạo có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng với quỹ đạo không thể đoán định trước”, ông Karakaye nhấn mạnh.

Như vậy, vì sao Nga lại tỏ ra quan ngại trước căn cứ quân sự mới đi vào hoạt động của Mỹ ở Romania? Ông Mikhail Ulyanov, Cục trưởng Cục Kiểm soát và Không phổ biến vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Mỹ tự sáng tạo ra mối đe dọa không có thật từ Iran.

Vấn đề hạt nhân của Iran đã được giải quyết vào năm ngoái nhờ vào thỏa thuận ở Vienna. “Tuy nhiên, Mỹ đã không giữ lời hứa từ bỏ chương trình đánh chặn tên lửa ở châu Âu”, ông Ulyanov nói. “Căn cứ của Mỹ ở Romania có thể được sử dụng với mục đích phóng tên lửa hành trình và đạn đạo, vi phạm ” Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF)”.

Theo National Interest, Moscow lo ngại căn cứ có thể cho phép Mỹ ám sát Tổng thống Nga và các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự hàng đầu khác. Từ căn cứ ở Romania, tên lửa Mỹ chỉ mất vài phút để đến mục tiêu ở Sochi. Đây là nơi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin thường ghé thăm bên cạnh quãng thời gian làm việc ở Moscow.

Một kịch bản thảm họa như vậy đã được Nga dự tính ngay từ khi Mỹ lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, cách đây hơn một thập kỷ. Nếu như từ Romania, tên lửa Mỹ có thể nhắm vào căn hộ của ông Putin ở Sochi thì một hệ thống tên lửa ở Ba Lan sẽ có khả năng tấn công Moscow.

Từ đó, Mỹ sở hữu thứ vũ khí có thể thường trực đe dọa đến Nga. Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko nhận định, “việc khởi động hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania, triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 cùng tàu chiến Aegis ở vùng biển châu Âu và việc phát triển hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) đều nhằm đe dọa Nga”.

Các biện pháp đáp trả của Nga có thể bao gồm việc triển khai tên lửa Iskander-M ở Kaliningrad. Tuy nhiên, căn cứ Mỹ đang có kế hoạch xây dựng tại Ba Lan lại có thể đe dọa đến khu vực này.

Theo kênh truyền hình quốc phòng STAR, một giải pháp khác là tổ hợp Iskander ở Crimea có thể quét sạch căn cứ Mỹ đặt tại Romania. Tuy nhiên, khoảng cách 700 km là vượt quá tầm bắn của tên lửa Iskander-M (500 km). Star TV giải thích: Tầm bắn của Iskander có thể dễ dàng mở rộng tới “hàng ngàn km” nếu như sử dụng tên lửa hành trình Kalibr.

Để tấn công các mục tiêu tiềm tàng ở Romania bằng đầu đạn hạt nhân cũng như khiến cho Bucharest phải nghĩ lại về việc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Deveselu, Moscow có thể sẽ phải rút khỏi Hiệp ước INF, chuyên gia phân tích quân sự Nga Pavel Felgenhauer nhận định.

Điều này cho phép Nga thử nghiệm tổ hợp Iskander tầm xa nhờ vào tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo tiên tiến. Hiệp ước INF do cựu lãnh đạo Mỹ Ronald Regan và Mikhail Gorbachev ký năm 1987 từng nhiều lần đứng trước nguy cơ đổ vỡ trong quá khứ.

Năm 2007, ông Putin từng nhiều lần khẳng định sẽ xóa bỏ hiệp ước INF vì mối đe dọa tên lửa ở Ba Lan và Romania. Nếu dấu hiệu cuối cùng của nỗ lực kiểm soát vũ khí bị xóa bỏ, Nga và Mỹ có thể sẽ bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.