ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vũ khí siêu thanh: Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh thời đại mới
Tuesday, May 3, 2016 21:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung Quốc mới đây đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang thời đại mới.

Theo The New York Times, cuộc chạy đua này tuy cũ nhưng ở trong một hình thức mới khi mà các quốc gia đang đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau: một kinh tế Nga suy giảm, một Trung Quốc đang trỗi dậy và một Mỹ chắc chắn muốn tiếp tục tham vọng bá chủ toàn cầu.

Các quan chức Mỹ thì đổ lỗi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, họ nói rằng chính thái độ không khoan nhượng của Nga đã gây cản trở hiệp ước kiểm soát vũ khí năm 2010, nhằm giảm kho dự trữ vũ khí hạt nhân giữa 2 nước.

Một số quan chức khác lại đổ lỗi cho Trung Quốc, quốc gia đang tìm kiếm thế mạnh công nghệ để kiềm chế Mỹ tại khu vực vùng vịnh. Một số ý kiến khác cho rằng việc Mỹ tăng tốc “hiện đại hóa” kho vũ khí hạt nhân nhằm “tự vệ và tăng uy thế” lại khiến Nga và Trung Quốc lo lắng, khiến tình hình trở nên phức tạp như “ném xăng vào lửa”.

   Vũ khí siêu thanh: Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh thời đại mới - Ảnh 1

Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga có thể mang bốn đầu đạn hạt nhân thu nhỏ được diễu hành tại Quảng trường Đỏ, Nga vào tháng 5/2015

Chính Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thừa nhận mỗi nguy hiểm này trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân tại Washington vào đầu tháng 4. Ông Obama cảnh báo về nguy cơ “những hệ thống vũ khí mới, nguy hiểm, hiệu quả hơn sẽ dẫn đến sự leo thang của cuộc chạy đua vũ trang mới”.

Hay một trong số những “cựu chiến binh” của cuộc Chiến tranh Lạnh, Giám đốc tình báo quốc gia James R Clapper cũng bày tỏ quan ngại: “Dù có những bước tiến triển khác nhau nhưng chúng tôi đang vị cuốn vào vòng xoáy của cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới”.

Trong ba quốc gia Mỹ-Nga-Trung Quốc, Mỹ là nước đi đầu trong thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Tuy vụ thử năm 2014 thất bại, nhưng thử nghiệm tiếp theo đã được lên kế hoạch vào năm tới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cải thiện vũ khí hạt nhân thế hệ 5 theo xu hướng nhỏ, tàng hình và chính xác. Nga đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng mang 4 đầu đạn hạt nhân thu nhỏ. Còn với quốc gia đang trỗi dậy Trung Quốc, nước này đang phát triển và thử nghiệm tên lửa siêu thanh với tốc độ hàng chục nghìn km/h.

James M. Acton, nhà phân tích cao cấp tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế đánh giá về sức mạnh quân sự Trung Quốc: “Chúng ta đang chứng kiến loạt đạn mở đầu cho cuộc chạy đua vũ trang mới”,

Chuyên gia William J. Broand của The New York Times đã đặt câu hỏi: Liệu kế hoạch nâng cấp vũ khí Mỹ có phải là nguyên nhân chính dẫn tới cái cớ để Nga và Trung Quốc hoàn thiện vũ khí hay không?

   Vũ khí siêu thanh: Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh thời đại mới - Ảnh 2

Các chuyên gia đang kiểm tra mô hình đầu đạn hạt nhân cho tên lửa hành trình của Mỹ.

Theo các nhà phân tích, trong khi Moscow và Bắc Kinh đang thử nghiệm vũ khí không gian có thể tấn công các vệ tinh quân sự của Mỹ thì đáp lại, Washington đã tung ra một vệ tinh quan sát bí mật có thể giúp ngăn chặn và đánh bại cuộc tấn công hạt nhân.

Avril Haines, Phó cố vấn An ninh quốc gia cũng trả lời truyền thông về định hướng quân sự của Mỹ trong thời gian tới: “Khi căng thẳng gia tăng, chúng tôi sẽ thực hiện các bước để tránh không làm phức tạp thêm tình hình”.

Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên muốn thực hiện giải trừ vũ khí hạt nhân và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách quốc phòng của Mỹ. Nhưng trong hai thập lỷ qua, các cường quốc đã cho thấy sự “run rẩy” của một lệnh cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia quân sự cho rằng, vũ khí thu nhỏ sẽ giúp ngăn chặn sự mở rộng các cuộc tấn công tiềm năng.

Nên trong tháng hai, Nhà Trắng đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tiên tiến phóng từ máy bay ném bom. Vũ khí này có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương để phá hủy mục tiêu. Mỹ cũng đang hoàn thiện đầu đạn siêu thanh trước khi Bắc Kinh có thể phát triển thành công vũ khí tương tự. Mỹ cũng biện minh cho hành động của mình là cần thiết bởi “chống lại sự đe dọa của Nga ở Đông Âu”.

Trong báo cáo của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ – Trung công bố năm 2015 nhận định, Bắc Kinh đang cảm thấy bị bao vây. Trung Quốc nhìn thấy vũ khí siêu thanh của Mỹ là có thể đe dọa an ninh Bắc Kinh mà không vượt qua ngưỡng hạt nhân. Điều đó làm phức tạp thêm hành động trả đũa hạt nhân.

“Trung Quốc đang đi vào vết chân của Nga trong việc phát triển tên lửa lục địa mới với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, từ chối đề xuất giảm vũ khí nguyên tử của Tổng thống Mỹ”, Chuyên gia William J. Broand nhận định.

Bất chấp những lệnh cấm toàn cầu về việc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, Mark Gubrud, chuyên gia về vũ khí hạt nhân tại Đại học North Carolina đưa ra lo ngại: “Thế giới đã thất bại trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân. Các vũ khí mới ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn”.

Phương Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.