ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ai tin Nga xâm lược Baltic, có thể đánh bại NATO trong 60 giờ?
Saturday, June 11, 2016 3:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một cuộc tranh cãi sôi nổi đã nổ ra sau khi quan chức Lầu Năm Góc thừa nhận rằng Nga có thể đánh bại NATO trong 60 giờ.

Theo tờ Quan điểm của Nga, Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Carpenter trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Mỹ The Weekly Standard mới đây đã thú nhận rằng Nga có thể đánh bại NATO trong 60 giờ.

  Ai tin Nga xâm lược Baltic, có thể đánh bại NATO trong 60 giờ? - Ảnh 1

Quan chức Mỹ tin rằng quân đội Nga có thể chiếm thủ đô của các nước Baltic trong thời gian chưa đầy ba ngày.

Tuyên bố của vị quan chức đặc trách các vấn đề Nga, Ukraine và khu vực Á-Âu được xem là một sự xác nhận các báo cáo trước đó của RAND cho rằng quân đội Nga có thể chiếm thủ đô của các nước Baltic trong thời gian chưa đầy ba ngày là đúng.

Ông tin rằng tình hình có thể được cải thiện vào cuối năm 2017 sau khi NATO triển khai quân đội và thiết bị quân sự tới sường đông của NATO, giáp biên giới Nga.

Ngay sau nhận định trên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng đảm bảo rằng liên minh có đủ khả năng và sẵn sàng bảo vệ tất cả các đồng minh chống lại mọi mối đe dọa và đây là lý do khiến liên minh tăng cường các hoạt động quân sự gần đây.

Ông nhấn mạnh thêm rằng NATO đang tăng cường các hoạt động quốc phòng với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga.

Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng cho biết, các nước NATO đã thổi phồng”huyền thoại” về các mối đe dọa ở khu vực Baltic để biện minh cho sự tăng cường quân sự của mình và đã đưa ra cam kết rằng Moscow không có ý định tấn công các quốc gia này.

  Ai tin Nga xâm lược Baltic, có thể đánh bại NATO trong 60 giờ? - Ảnh 2

Nga cho rằng các nước NATO đã thổi phồng”huyền thoại” về các mối đe dọa ở khu vực Baltic để biện minh cho sự tăng cường quân sự của mình và đã đưa ra cam kết rằng Moscow không có ý định tấn công các quốc gia này.

Các nước Baltic thường xuyên cáo buộc Moscow “thôn tính” Crimea và “xâm lược” Donbass. Các nhà lãnh đạo của Lithuania, Latvia và Estonia đã nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công trên biển Baltic và tăng cường khả năng quân sự của mình để chống lại mối đe dọa này.

Martin Hurt, thành viên Trung tâm và An ninh Estonia một cuộc phỏng vấn với truyền thông phương Tây gần đây bày tỏ quan điểm cho rằng các cuộc tập trận của Nga gần biên giới NATO có thể là một phần trong chiến lược của Moscow diễn tập tấn công nhanh chóng trên biển Baltic.

“Xác suất thành công của một cuộc tấn công như vậy lớn hơn nhiều so với một kịch bản chiến tranh lai mà chúng tôi quan sát thấy ở Crimea”, ông Hurt nói.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ NATO – tướng Peter Paul, trước đó cũng lên tiếng bày tỏ tin tưởng rằng Nga có khả năng đánh chiếm các nước Baltic trong vòng hai ngày tại một cuộc họp của NATO hồi năm ngoái. Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ của các nước Baltic trong một thời gian dài.

Duy chỉ có Tổng thống Séc Milos Zeman, một quốc gia Baltic, là người tin rằng Nga không có ý định tiến hành một cuộc tấn công như vậy với lý do “ông Putin không muốn tự tử và nhận thức được những hậu quả của một cuộc tấn công như vậy.”

Nga có cần tấn công Baltic?

Fyodor Lukyanov, Giám đốc Quỹ nghiên cứu của câu lạc bộ “Valdai”, chỉ đồng ý một phần với những quan điểm trên. Theo ông, quân đội Nga có khả năng quân sự để có thể kiểm soát các quốc gia vùng Baltic trong 60 giờ, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra “trong những tình huống bí ẩn”.

  Ai tin Nga xâm lược Baltic, có thể đánh bại NATO trong 60 giờ? - Ảnh 3

Một số nước ở Đông Âu tin rằng điều này là có thể, tin vào khả năng của kịch bản này và cho rằng họ cần phải có sự chuẩn bị về mặt quân sự. Nhưng ở các nước khác ở nam Âu, họ không tin và không tham gia vào cuộc tranh luận này.

“Các quốc gia Baltic sợ điều này, tôi không nghi ngờ về nó. Nhưng đó là sự tưởng tượng của họ về môi trường địa chính trị mà họ đang sống”, ông nói thêm.

Theo ông, ở châu Âu cũng tồn tại sự chia rẽ trong vấn đề trên. Một số nước ở Đông Âu tin rằng điều này là có thể, tin vào khả năng của kịch bản này và cho rằng họ cần phải có sự chuẩn bị về mặt quân sự. Nhưng ở các nước khác ở nam Âu, họ không tin và không tham gia vào cuộc tranh luận này.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban Công vụ Latvia, Boris Tsilevich, cho biết sự kiện ở Crimea và Donbass gần đây đã làm dấy lên những mối lo lắng rằng Nga sẽ xâm lược Baltic.

Tuy nhiên, theo ông, thật khó có thể đánh giá rằng Nga đóng vai trò “đe dọa” trong các sự kiện này và không nên gộp hai vấn đề này với nhau.

Chủ tịch trung tâm Center on Global Interests ở Washington, nhà phân tích chính trị Nikolai Zlobin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan điểm của Nga rằng các tuyên bố chống lại Nga của giới chức Mỹ đều mang mục đích chính trị.

“Hầu như không có ai tin Nga sẽ tấn công vùng Baltic. Đây là một kịch bản hoàn toàn lý thuyết. Các báo cáo đều được đưa ra ở dạng giả định là “nếu… thì”. Và đáp án của mệnh đề “nếu” là các nước EU sẽ cho họ nhiều tiền hơn”, ông nói thêm.

  Ai tin Nga xâm lược Baltic, có thể đánh bại NATO trong 60 giờ? - Ảnh 4

Chuyên gia này cho rằng mục đích của việc Mỹ đẩy mối lo ngại về Nga tăng cao nhằm hình thành cấu trúc chính trị trong tương lai và tái cấp vốn.

Theo ông, mục đích của việc Mỹ đẩy mối lo ngại về Nga tăng cao nhằm hình thành cấu trúc chính trị trong tương lai và tái cấp vốn. Lầu Năm Góc muốn dựa vào sự kiện này để tăng ngân sách, đặc biệt là sau khi Tổng thống Barack Obama cắt giảm ngân sách quốc phòng đáng kể, một động thái thu hút sự tức giận từ các tổ hợp công nghiệp quân sự và quân đội.

Mặt khác, qua tuyên bố này, Washington muốn cho các đồng minh thấy quan điểm của họ về tình hình: “Mỹ muốn thấy các nước châu Âu tăng đóng góp tài chính của họ cho NATO. Hiện tại, các đóng góp tài chính trong NATO không tương xứng, nhiều nước EU chỉ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và Baltic là một lý do tốt để thúc đẩy họ thực hiện nghĩa vụ này.

Chuyên gia Estonia Dmitry Linter chắc chắn rằng mục đích của các báo cáo Nga “xâm lược” các nước Baltic là để tạo ra sự hỗn loạn nhằm chống lại Nga: “Động thái này xuất phát từ mục đích tăng ngân sách quân sự, tạo ra một khu vực bất ổn xung quanh Nga, phá hoại quan hệ của Nga với Liên minh châu Âu”.

Ngoài ra, nó có thể được dùng như một sự biện minh cho sự gia tăng hiện diện của quân đội NATO ở khu vực Baltic, trấn an sự phản đối của người dân ở một số quốc gia trong khu vực.

Ông Linter cũng lưu ý rằng ở các nước Baltic, Nga cũng có các lợi ích cần bảo vệ. Đó là quyền lợi của các cộng đồng dân cư nói tiếng Nga.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.