ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Brexit có nguy cơ gây hao hụt sức mạnh quân sự của EU?
Tuesday, June 28, 2016 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sức mạnh quân sự của EU dự kiến sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi Anh đóng góp số binh sỹ, ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trong khối.

Hiện tại, thông tin quân đội Anh có rút khỏi các cam kết chung trong quân đội EU hay không vẫn chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự nhận định khi Anh rời khỏi EU, tương lai quân sự của cả khối cũng sẽ đối mặt với sự thay đổi cục diện đáng kể.

Số liệu thống kê của Cơ quan Quốc phòng châu Âu, cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa các nước EU đã khẳng định sự “hao hụt” năng lực quân sự của cả khối nếu “chia tay” Anh. Cụ thể, binh sỹ Anh đóng góp số quân đông thứ hai trong quân đội EU (sau Pháp). Ngân sách quốc phòng và trang bị quân sự cũng đứng thứ hai châu Âu.

  Brexit có nguy cơ gây hao hụt sức mạnh quân sự của EU? - Ảnh 1

Tiêm kích của Không quân Hoàng gia Anh đang giữ vai trò trụ cột trong hoạt động tác chiến của quân đội EU.

RT dẫn nguồn tin từ tờ Die Welt (Đức) cho hay, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Nghị viện châu Âu Elmar Brok đã đề xuất ý tưởng về việc hồi sinh trụ sợ quân sự chung của khối ngay sau có kết quả chính thức của cuộc trưng cầu dân ý nghiêng về Brexit (ủng hộ Anh rời khỏi EU).

Cụ thể vào tuần tới, đại diện cấp cao của Uỷ ban đối ngoại và phó chủ tịch Uỷ ban châu Âu Federica Mogherini sẽ trình bày một chiến lược toàn cầu mới về đối ngoại và an ninh khu vực EU.

Ông Elmar Brok nhấn mạnh: “Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn trong các chính sách quốc phòng châu Âu. Cần có một trụ sở quân sự chính và lực lượng liên minh giữa các nước thành viên hoạt động dưới sự hợp tác theo khuôn khổ luật lệ trong Hiệp ước”. Đồng thời ông Brok cho rằng các lực lượng vũ trang quân sự mới có thể theo mô hình liên kết giữa Pháp – Đức nhằm giúp chính sách đối ngoại của liên minh hiệu quả hơn.

Trang web chính thức của Quân uỷ EU cho biết quân đội của liên minh được hình thành dựa trên chính sách an ninh và quốc phòng chung của khối. Quân đội EU có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng chung, gìn giữ hoà bình, theo dõi các khủng hoảng và hợp tác cùng tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO trong các kế hoạch phòng thủ. Sở dĩ có mối liên hệ mật thiết với NATO là bởi 22 nước thành viên EU (trong số 28 nước) cũng là thành viên của NATO.

Dựa trên thoả thuận EU và NATO cùng ký kết năm 2002, hai bên có trách nhiệm trao đổi thông tin theo các quy định về bảo vệ an ninh tương ứng. Do đó, để “bù đắp” lại nguy cơ thiếu hụt quân sự từ quân đội Anh, EU cũng có quyền trưng dụng tài sản của NATO trong các nhiệm vụ cần thiết. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa EU sẽ có phần phụ thuộc vào NATO bởi chỉ khi hai bên cùng đồng thuận, hoạt động quân sự mới được triển khai.

Nhận định về việc Anh có thể rút lực lượng khỏi quân đội Liên minh châu Âu sau khi rời EU, giới quan sát quân sự cho rằng điều này sẽ gây ra những biến động không nhỏ về ngân sách và lực lượng. Tuy nhiên do Anh vẫn là thành viên NATO nên nước này cũng sẽ phải tuân thủ các quy định của thoả thuận năm 2002. Do vậy, hợp tác quân sự giữa Anh và Eu có khả năng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi “dư âm” của Brexit.

Phương Hà

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.