Cuộc chiến chống khủng bố thực chất là những nỗ lực để bẫy người dân trên toàn thế giới “vào một ma trận đầy dối trá và lừa lọc”.
Luật sư hình sự quốc tế người Canada, Christopher Black, sau khi phân tích những gì nằm sau “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001 đã đưa ra kết luận rằng cuộc chiến này thực chất là những nỗ lực để bẫy người dân trên toàn thế giới “vào một ma trận đầy dối trá và lừa lọc”.
Sputnik dẫn bài viết trên trang web New Eastern Outlook của ông Black, cho biết ông cho rằng “chủ nghĩa khủng bố là một hành động, một chiến thuật, một chiến lược chứ không phải là một biện pháp, một nhóm, một quốc gia”.
Theo ông, không thể dùng một cuộc chiến tranh chống lại một phương pháp chiến tranh.
Ảnh Sputnik |
Black cho rằng, chiến dịch chống khủng bố được tiến hành trên cơ sở “người dân không hiểu tại sao khủng bố tồn tại, hoặc những chúng đang có và những gì thúc đẩy chúng, hoặc thậm chí cho dù chúng có thực sự tồn tại hay không”.
Đối với họ, chỉ có cụm từ chung là “kẻ khủng bố ” vốn trở nên phổ biến kể từ sau khi Tổng thống Mỹ George Bush dùng sau sự kiện năm 2001.
Vị luật sư này cho rằng cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Iraq thực chất là “chiến đấu chống lại sự chống đối lại sự xâm lược và chiếm đóng của họ”.
Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan là “chiến đấu chống lại một quốc kháng chiến”.
Còn người Nga, khi họ nói rằng họ đang chiến đấu” khủng bố” tại Syria, nghĩa là đang chiến đấu chống lại Mỹ và các đồng minh.
Tác giả bài viết cho rằng các vụ đánh bom và nổ súng ở hâu Âu, châu Á, Mỹ và Nga đều có liên quan tới các cuộc chiến thực sự đang được tiến hành bởi Mỹ tại các nước mà Washington muốn kiểm soát.
Các vụ đánh bom từ London đến Madrid, Paris đến Boston và các vụ nổ súng luôn kết thúc là những kẻ tấn công bị tiêu diệt thay vì bị bắt sống. Black cho rằng động thái này là sự cố tình che giấu chủ mưu một thực sự của cuộc tấn công.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý rằng các cuộc tấn công khủng bố thường diễn ra cùng lúc với các hoạt động chống khủng bố và cho rằng động thái là bằng chứng cho thấy có thể hai bên có liên quan tới nhau.
Luật gia này kết luận rằng: “Cuối cùng, khủng bố là một hành động được sử dụng bởi những người không thể có được những gì họ muốn hợp pháp. Hành vi khủng bố riêng lẻ, được thực hiện bởi một kẻ khủng bố đơn độc hoặc nhóm nhỏ, là vì họ không có quyền lực chính trị gì khác ngoài cố gắng có được cảm giác lo sợ của dân chúng.
Nhưng hành động khủng bố được thực hiện bởi những phe phái trong xã hội mà giữ quyền lực nhà nước chứng tỏ rằng họ biết mục tiêu và phương pháp của họ là tội phạm. Đó là lý do tại sao họ phải nhờ đến sự khủng bố dân tộc của mình để duy trì kiểm soát và thống trị”.
“Nếu chúng ta muốn loại bỏ chủ nghĩa khủng bố trên thế giới này thì chúng ta phải loại bỏ các điều kiện mang đến sức mạnh cho những người sẵn sàng sử dụng khủng bố để cai trị,” ông tiếp tục nói.
Tuy nhiên tại Mỹ, ông lưu ý, “một cuộc cách mạng dân chủ sẽ phải diễn ra, nhưng đám đông vô tổ chức dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những người mị dân của chủ nghĩa phát xít, như Donald Trump hay Hilary Clinton, hơn bởi ý tưởng của công bằng xã hội và kinh tế”.
Hoàng Hải