ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đối thoại Mỹ-Trung không thể đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông
Thursday, June 9, 2016 16:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đối thoại Mỹ-Trung diễn ra từ ngày 6-7/6 tại Bắc Kinh đã không thể giúp giải quyết vấn đề Biển Đông cũng như khắc sâu sự khác biệt giữa hai nước trong vấn đề an ninh hàng hải ở Tây Thái Bình Dương.

Năm thứ 8 liên tiếp được tổ chức, Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung (SED) đã trở thành diễn đàn cấp cao không thể thiếu trong việc giải quyết các bất đồng và mở rộng hợp tác giữa hai nước. Học giả Trung Quốc đề cập đến Đối thoại như một “van toàn nhiệt áp” trong khoảng thời gian căng thẳng chiến lược giữa hai nước.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel, ca ngợi SED là “cuộc đối thoại hàng đầu” trong cuộc họp báo trước khi Đối thoại năm nay chính thức khai mạc.

  Đối thoại Mỹ-Trung không thể đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông - Ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung diễn ra ở Bắc Kinh.

Những dấu hiệu trước khi SED diễn ra đã thể hiện khá rõ quan điểm của hai nước. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết tâm đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh thì ngang nghiên tiếp tục xây đảo nhân tạo trái phép.

Hai tuần trước, ông Obama đã có chuyến thăm đến Việt Nam, tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ được nâng cao rõ rệt nhiều khả năng được Bắc Kinh coi như một nỗ lực của Mỹ nhằm “bao vây” Trung Quốc trong chiến lược tái cân bằng châu Á.

4 ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có bài phát biểu tại Học viện Hải quân Mỹ, chỉ trích Trung Quốc “đang xây vạn lý trường thành tự cô lập” trong khi khẳng định Lầu Năm Góc sẽ gửi đến châu Á-Thái Bình Dương những vũ khí hiện đại nhất. Ông Carter cũng nhắc lại điều này trong Đối thoại Shangri-La ở Singapore, hai ngày trước khi SED diễn ra.

Kể từ hồi đầu năm nay, Mỹ dường như đã vạch ra hai ranh giới đỏ đối với Trung Quốc, cảnh báo khả năng Bắc Kinh cải tạo Bãi cạn Scarborough hoặc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo bên lề Đối thoại Shangri-La, ông Carter khẳng định mọi hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ chỉ chuốc lấy sự đáp trả mạnh mẽ hơn từ Mỹ. Trước khi đặt chân đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói, Mỹ coi việc Trung Quốc thiết lập ADIZ là hành động “khiêu kích và gây mất ổn định”.

Những hiệu ứng gần đây về chính sách của Mỹ ở châu Á càng khắc sâu thêm sự mất lòng tin chiến lược giữa hai nước. Trên thực tế, điều này đã làm lu mờ đi tầm quan trọng của SED, vốn là nơi để giải quyết những bất đồng.

Theo học giả Feng Zhang tại Đại học quốc gia Australia (ANU), Mỹ đã lựa chọn đối đầu với Trung Quốc trước khi SED khai mạc. Bởi Mỹ không muốn giải quyết sự bất đồng một cách đơn giản trong vấn đề Biển Đông. Washington cũng có thể coi SED không phải là nơi phù hợp nhất để đề cập đến vấn đề này.

Khi nhắc đến Biển Đông, cả Mỹ và Trung Quốc đều chỉ nói quan điểm của nhau mà không bên nào chịu lắng nghe. Dường như việc thỏa hiệp là điều vượt quá tầm tay, học giả Feng Zhang nhận định.

Tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung năm nay, phía Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ đối với một giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, phản đối các hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng. Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ sự phán đối đối với vụ kiện mà Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng Tài thường trực (PCA).

Bắc Kinh mong muốn Washington trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và ngang ngược tuyên bố không từ bỏ dù chỉ một tấc đất tại các khu vực mà nước này xây đảo trái phép ở Biển Đông.

Mỹ có thể đã đi đến kết luận, các cuộc đối thoại song phương như SED sẽ không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, Washington cố gắng đề cập đến vấn đề tại các diễn đàn trong khu vực quốc tế, nhằm làm giảm uy tín của Trung Quốc.

Tuy vậy, Trung Quốc đáp trả với cáo buộc Mỹ muốn “quốc tế hóa” Biển Đông. Sự cạnh tranh chiến lược và ngoại giao giữa hai cường quốc về Biển Đông chỉ càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo học giả Feng Zhang, Đối thoại cấp cao như SED đã có thể làm được nhiều hơn nữa, như đặt ra hướng đi mới cho an ninh hàng hải, hay tạo nên một cuộc đối thoại chiến lược riêng biệt. Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung năm nay đã không đạt được bất cứ bước đột phá nào về Biển đông.

Trái lại, Đối thoại chỉ khắc sâu thêm sự khác biệt giữa hai nước trong vấn đề an ninh hàng hải ở Tây Thái Bình Dương. Đã đến lúc mà cả Mỹ và Trung Quốc cần phải nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự khác biệt để có những bước đi hiệu quả, tiến tới đạt được một sự đồng thuận chiến lược, học giả Feng Zhang kết luận.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.