ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Chẳng thay đổi cán cân quân sự Biển Đông
Monday, June 6, 2016 16:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà động thái gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có khả năng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quân sự ở Biển Đông?

Ngày 25/5, Defence News dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết, Việt Nam đang tìm cách cải thiện năng lực phòng không và an ninh hàng hải. Nguồn tin tiết lộ, Việt Nam có thể đề nghị Washington bán tiêm kích F-16, máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion, UAV, và thiết bị do thám, giám sát tình báo hàng hải theo Điều khoản Quốc phòng Dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc.

  Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Chẳng thay đổi cán cân quân sự Biển Đông - Ảnh 1

Máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ

Tuy nhiên, theo tờ Diplomat, việc Việt Nam lựa chọn mua vũ khí của Mỹ sẽ tác động đến khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam. Vì thế, việc Hà Nội tiến hành mua vũ khí của Mỹ (nếu có) sẽ được tiến hành dần dần, kéo dài trong nhiều năm chứ không đột ngột.

Lý do mà The Diplomat đưa ra là việc sở hữu và sử dụng máy bay Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cấu trúc hỗ trợ cần thiết tại chỗ cho máy bay, bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở bảo dưỡng, đại tu máy bay. Mặc dù những yêu cầu nâng cấp, đại tu lớn sẽ phải được thực hiện ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, yêu cầu đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật mặt đất, và chuyên viên kỹ thuật trên máy bay và các hệ thống vũ khí mới sẽ đòi hỏi sự hiện diện của các cố vấn và giảng viên người Mỹ.

Tất cả những điều này không thể được thực hiện trong chốc lát và sẽ đòi hỏi một cam kết lâu dài trong nhiều năm của Washington.

  Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Chẳng thay đổi cán cân quân sự Biển Đông - Ảnh 2

Sát thủ săn ngầm P-3C Orion của Hoa Kỳ

The Diplomat cho rằng các thiết bị quân sự của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm tăng khả năng răn đe của quân đội Việt Nam ở Biển Đông. Điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:

– Thứ nhất, trình độ đào tạo của nhân viên không quân Việt Nam trên nền tảng mới;

– Thứ hai, khả năng của không quân Việt Nam tích hợp thiết bị quân sự của Mỹ với phần còn lại của quân đội, trong đó chủ yếu bao gồm các hệ thống vũ khí do Nga và Liên Xô (cũ) chế tạo.

The Diplomat chỉ ra rằng, kế hoạch quân sự của Việt Nam là phát triển hệ thống phòng thủ và nâng cao khả năng “chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực” (A2/AD). Trang thiết bị như máy bay tuần tra trên biển P-3C Orion tân trang trang bị ngư lôi sẽ làm tăng đáng kể khả năng răn đe của không quân Việt Nam trong lĩnh vực đó.

Cụ thể, P-3C Orion có thể tăng cường khả năng tác chiến chống tàu ngầm của quân đội Việt Nam khi kết hợp với tàu ngầm Kilo-class do Nga sản xuất

Cũng theo The Diplomat, Hà Nội cũng đã có được một số lượng tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất, bao gồm các tên lửa hành trình siêu thanh 3M-14E Klub. Hơn nữa, Việt Nam đã nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ bằng các hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion do Nga chế tạo năm 2011 và hệ thống tên lửa tầm xa đất đối không S-300PMU-2 năm 2012.

Hơn nữa, Việt Nam hiện có 32 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2V được tối ưu hóa các chức năng hỗ trợ hàng hải và được trang bị các tên lửa chống hạm Kh-31 (AS-17 Krypton).

Không quân Nhân dân Việt Nam (VPA) cũng được cho là đang quan tâm đến việc mua một phi đội máy bay phản lực Sukhoi Su-35S, máy bay chiến đấu đa chức năng có lẽ là phù hợp với các cuộc tuần tra hàng hải hơn là máy bay chiến đấu F-16.

Vì vậy, thiết bị quân sự của Hoa Kỳ có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở Biển Đông?

Như đã nêu ở trên, điều này sẽ phụ thuộc vào cả đào tạo hiệu quả và khả năng kết hợp thành công hệ thống vũ khí mới trong cơ cấu quân sự hiện có.

Các chuyên gia quân sự của The Diplomat nhận định rằng Nga vẫn là “đối tác lâu năm trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự song phương” của Việt Nam. Các thiết bị quân sự Nga đã cung cấp cho Việt Nam, so với các hệ thống của Hoa Kỳ, thích hợp hơn và ít ràng buộc, yêu cầu hơn.

Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thiết bị do Nga chế tạo suốt những thập kỷ qua, trong khi đó Hà Nội không có kinh nghiệm sử dụng thiết bị quân sự của Washington.

Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy kinh nghiệm từ Malaysia – đất nước đã cố gắng sử dụng thiết bị quân sự của cả Nga và NATO. Điều đó khiến hoạt động quân sự của họ trong một thời gian dài không hiệu quả và tốn kém.

Ngoài ra, Việt Nam còn phải phát triển các học thuyết và chiến thuật mới để tích hợp tất cả các hệ thống vũ khí mới vào chiến lược chống can thiệp của đất nước.

Nhìn chung, hội nhập thành công và đào tạo trên nền tảng quân sự mới của Mỹ sẽ chắc chắn làm tăng khả năng chiến đấu của không quân Việt Nam, và kết quả là, sẽ ảnh hưởng đến hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16, P-3C Orion, UAV, và thiết bị do thám, giám sát tình báo hàng hải sẽ không làm thay đổi về cơ bản cân bằng quân sự ở Biển Đông.

Phong Lan

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.