Những thành viên của thủy thủ đoàn đã phải dùng xẻng để dọn dẹp lớp băng dày phủ kín trên thân tàu và dùng cưa xích để mở nắp con tàu.
Video ghi lại cuộc tập trận tại Trại dã chiến Sargo nằm ở Bắc Cực với sự tham gia của tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles mang tên USS Hartford của Hải quân Mỹ. Tàu USS Hartford đã thực hiện tình huống ngoi lên dưới lớp băng Bắc Cực dày gần 1 mét.
Tuy nhiên, khi vừa mới nổi lên tàu USS Hartford đã bị kẹt lại trên mặt băng và toàn bộ thân tàu bị vùi lấp trong lớp băng trắng xóa.
Sau đó, các thành viên của thủy thủ đoàn đã giải cứu tàu ngầm bị mặc kẹt bằng …xẻng và cưa xích. Các thủy thủ đã dọn dẹp lớp băng phủ dày kín trên thân tàu và dùng cưa để mở nắp cửa tàu.
Khi vừa mới nổi lên tàu USS Hartford đã bị kẹt lại trên mặt băng. |
Theo Hải quân Mỹ công bố, các tàu ngầm lớp Los Angeles có thể phá lớp băng dày khoảng 0,8m khi nổi lên. Đây là một khả năng khá ưu việt của tàu ngầm Mỹ so với phần lớn các mẫu tàu ngầm khác trên thế giới.
Các thành viên của thủy thủ đoàn đã giải cứu tàu ngầm bị mặc kẹt bằng …xẻng và cưa xích. |
Tuy nhiên, thành tích này còn kém xa khả năng đội băng của tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh trong Hải quân Nga.
Các tàu ngầm lớp Borei cùng các tàu thế hệ mới của Hải quân Nga đều có thể phá tan lớp băng dày 1 đến 1,2m một cách dễ dàng khi nổi lên.
Để đạt được thành tích đáng nể này, Nga đã gia cường lớp vỏ thân tàu giúp nó tránh bị hư hại khi vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực.
Tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh của Hải quân Nga. |
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và phá hủy nó một cách an toàn sẽ đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành ưu thế trong các mục đích chiến thuật và đảm bảo được các thông tin liên lạc.
Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những pha phá lớp băng dày một cách nhanh chóng như tàu Nga.
Phan Hoàng