ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tổng thống Nga Putin được lợi nhất khi Anh rời EU?
Sunday, June 26, 2016 16:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Việc đa số người dân Anh bỏ phiếu rời EU dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, làm suy yếu sự thống nhất của châu Âu và tạo cơ hội để Tổng thống Nga Vladimir Putin mở rộng tầm ảnh hưởng.

Theo Washington Post, khi Tổng thống Nga còn làm việc ở Dresden (Đức), ông Putin đã chứng kiến đồng minh Đông Đức của Liên Xô sáp nhập với Tây Đức, gia nhập phe dân chủ ở châu Âu.

Khối hiệp ước Warsaw và hội đồng tương trợ kinh tế của Liên Xô cũng biến mất. Ông Putin còn trải qua giai đoạn Liên Xô sụp đổ, một sự kiện mà tổng thống Nga mô tả là thảm kịch lớn nhất của thế kỷ 20. Các đồng minh cũ và một phần Liên Xô ngả về phía châu Âu, hay thậm chí là gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU).

  Tổng thống Nga Putin được lợi nhất khi Anh rời EU? - Ảnh 1

Việc Anh rời EU được xem như một chiến thắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Gần ba thập kỷ trôi qua, phương Tây ngày càng được củng cố và ý thức về một châu Âu thống nhất thậm chí còn tác động đến các cựu lãnh đạo Nga.

Tuy nhiên, xu hướng này giờ đây đã thay đổi. Quyết định rời khỏi EU của người dân Anh có thể không phải là phát súng châm ngòi cho sự thay đổi này, nhưng lại gây chấn động nhất.

Châu Âu hiện tại đang suy yếu khi Nga, cùng các đồng minh và các tổ chức hợp tác đa phương được củng cố, kết nạp thêm các thành viên mới. Có thể nói, ông Putin không gây ra cuộc trưng cầu dân ý Brexit (Anh rời EU), nhưng nhà lãnh đạo Nga lại được hưởng lợi lớn từ điều này.

Quan trọng nhất, hành động gây hấn của Nga ở châu Âu sẽ không dẫn đến cuộc bỏ phiếu ở Brussels. Điều này tác động tích cực đến lợi ích của Nga nhưng lại là ngược lại với Mỹ.

Quan chức Nga, ông Boris Titov từ Điện Kremlin viết về hậu quả của Brexit trên Facebook: “Hệ quả lâu dài, theo ý kiến của tôi, là châu Âu sẽ rời xa trục Anglo-Saxon, tức là rời xa Mỹ. Đây không phải Anh độc lập khỏi châu Âu mà châu Âu ngày càng độc lập khỏi Mỹ.

London từng giúp thúc đẩy nhiều lợi ích chung bên trong EU về các vấn đề an ninh ngoài khối như Iran, Libya hay xa hơn là Thái Bình Dương. Quan điểm Anglo-Saxon như vậy cũng biến mất khỏi tổ chức quốc tế quan trọng này.

Việc Anh rời EU cũng đồng nghĩa rằng khối này mất đi một trong những thành viên nổi bật nhất. Dù là trong lĩnh vực quân sự hay ngoại giao, Anh luôn có đóng góp lớn vào vai trò của EU trong những năm qua.

Không còn những nguồn lực này, EU rồi sẽ trở nên suy yếu, một kết quả tương ứng với mục đích chính trị của ông Putin.

Tất nhiên, chính phủ Anh vẫn sẽ hợp tác với EU và các thủ đô châu Âu về các vấn đề liên quan đến lợi ích chung trong chính sách đối ngoại, giống như Mỹ hiện tại. Vị thế của Anh sau khi rời EU chắc chắn sẽ rất khác.

Theo xu hướng này, phe ủng hộ hợp tác với Nga bên trong các nước EU sẽ trở nên có tiếng nói hơn so với phe cố gắng ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Nga, đặc biệt như Estonia, Latvia và Lithuania.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin lạc quan dự đoán: “Không còn Anh ở EU, sẽ không ai sốt sắng bảo vệ lệnh cấm vận chống lại Nga”.

Thứ hai, làn sóng thân Putin, phản đối EU của các nhà chính trị bên trong nội bộ châu Âu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Thủ lĩnh Mặt trận Quốc gia Pháp Marie Le Pen đã lên tiếng mong muốn Pháp trưng cầu dân ý về việc rời EU.

Mặc dù tuyên bố này ngay sau đó đã bị Tổng thống Pháp Francois Hollande bác bỏ. Các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc khác cũng bắt đầu vận động cuộc bỏ phiếu rời EU bên trong nội bộ nước mình. Dù chỉ là quá trình tranh luận, nhưng các sáng kiến này sẽ làm suy yếu sự thống nhất của châu Âu.

Thứ ba, sự ngờ vực về quyền lợi của thành viên EU cũng sẽ khiến đối thủ của ông Putin ở Ukraine suy yếu. Phe ủng hộ EU ở Ukraine từng tổ chức cuộc biểu tình Maidan, dẫn đến việc cựu tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ năm 2013.

Tại sao Ukraine lại muốn gia nhập liên minh mà những người khác đang rời đi? Vấn đề này cũng diễn ra ở các nước đang chuẩn bị quá trình gia nhập EU.

Thứ tư, tiếng nói của các đồng minh Mỹ khi bỏ phiếu tại các diễn đàn đa phương, trong các vấn đề an ninh toàn cầu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đó là một chiến thắng nữa đối với ông Putin.

Không ai biết khi nào sẽ hệ quả của Brexit sẽ kết thúc. Scotland có thể rời khỏi Vương quốc Anh, tương lai của Bắc Ailen cũng bất định. Ít nhât, các đồng minh của Mỹ sẽ phải mất vài năm để giải quyết vấn đề nội bộ.

Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher từng nói: “Mối quan hệ Anglo-Mỹ đã giúp bảo vệ và định hình tương lai của tự do hơn bất kỳ liên minh nào trên thế giới”. Nhưng có lẽ những ngày đẹp nhất của mối quan hệ đặc biệt này đang dần lùi xa về quá khứ.

Trái ngược với những ngổn ngang ở châu Âu, ông Putin lại càng củng cố sức mạnh. Tổng thống Nga không chỉ nhận được niềm tin tuyệt đối của người dân mà vị thế của Nga trên trường quốc tế đang ngày càng mở rộng. Thậm chí hình mẫu và cách thức lãnh đạo của ông Putin còn trở thành niềm cảm hứng trong số ít các chính phủ và cộng đồng châu Âu.

Có thể kịch bản EU tan rã và sự trỗi dậy của liên minh kinh tế Á-Âu (EEU) trong vòng 30 năm tới là khó xảy ra nhưng trong ngắn hạn, thế cân bằng trong cán cân quyền lực giữa một châu Âu dân chủ thống nhất và Nga chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, Washington Post kết luận.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.