ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,670,219,817
Stories: 8,333,173
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
4 nguyên nhân phía sau sự bất ổn dẫn tới đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Sunday, July 17, 2016 6:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bất ổn gia tăng cùng chính sách đối nội của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đảo chính ở nước này.

Ngày 15/7 vừa qua, một nhóm sĩ quan, binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc đảo chính. Hơn 180 người chết và 1.470 người khác bị thương trong vụ đảo chính, và gần 3.000 người liên quan đã bị bắt giữ, theo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tới sáng ngày 16/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát đất nước, cuộc đảo chính bị dập tắt.

  4 nguyên nhân phía sau sự bất ổn dẫn tới đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1

Một bài báo trên tờ Aftenposten của Na Uy nhận định những nguyên nhân chính đằng sau âm mưu đảo chính này là sự tranh giành quyền lực, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố và chế độ chuyên quyền của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

“Không có người tiền nhiệm nào của ông Erdogan từng từ chức theo đúng quy trình dân chủ. Họ hoặc là bị chết hoặc bị lật đổ trong một cuộc đảo chính”, Einar Wigen, một chuyên gia nghiên cứu về Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Oslo (Na Uy) cho biết.

Theo chuyên gia này, trong những năm gần đây, tình hình trong nước tại Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng bất ổn và khó đoán trước. Ông Wigen đã liệt kê 4 nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó.

  4 nguyên nhân phía sau sự bất ổn dẫn tới đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tới thăm trụ sở của Lực lượng Đặc công tại Ankara vào tháng 2/2016. (Ảnh: Reuters)

Thứ nhất: Syria, quốc gia giáp với phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, đang xảy ra nội chiến. Hơn 2,7 triệu người tị nạn Syria hiện đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi Ankara và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận về tình trạng người nhập cư, Thổ Nhĩ Kỳ từng là quốc gia dừng chân của hàng triệu người nhập cư tới châu Âu.

Thứ hai: Các thành viên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra còn những tổ chức khủng bố khác được cho là có liên hệ với Al-Qaeda cũng đang hoạt động tại đây. Trong những năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ là nạn nhân của hàng loạt vụ tấn công khủng bố, chủ yếu ở những thành phố như Istanbul và Ankara.

Thứ ba: Mùa hè năm ngoái, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động một cuộc tấn công nhắm vào khu vực của người Kurd. Kể từ đó, những khu vực này rơi vào tình trạng có thể xảy ra nội chiến bất kỳ lúc nào.

Thứ tư: Ông Erdogan đang gia tăng thực thi chính sách củng cố chế độ chuyên quyền, độc đoán. Đặc biệt, ông thiết lập quyền kiểm soát với toàn bộ hệ thống pháp lý. Ông cũng gia tăng quyền kiểm soát đối với cảnh sát và lực lượng tình báo. Người ta còn cho rằng ông Erdogan đang hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Nếu cuộc đảo chính này không thể khiến Erdogan từ chức thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng độc đoán hơn nữa. Có thể ông Erdogan sẽ có nhiều quyền lực hơn”, chuyên gia Wigen dự đoán.

Thêm vào đó, quân đội luôn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ từ trước tới nay. Khoảng những năm 2000, ông Erdogan thông báo sẽ cải cách các mối quan hệ giữa quân đội và thể chế nhà nước dân chủ. Dưới thời của ông, quân đội không được phép can thiệp vào các chính sách của chính phủ.

Xem thêm: Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ, Nga, Anh lên tiếng

Danh Tuyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.