ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
KhÔng LẤy Con NgƯỜi LÀm Trung TÂm NỮa” ThÌ MỚi CÓ “bỀn VỮng
Friday, July 22, 2016 21:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Khái niệm Phát Triển Bền Vững dựa trên ba yếu tố trụ cột Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội đã được đưa ra từ 25 năm trước. 
Thuyết cán cân PPP (People, Planet, Profit)
Được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1997 bởi John Elkington, thuyết “ba chân kiềng” Tự Nhiên – Kinh Tế – Xã Hội muốn thu hẹp khoảng cách giữa lợi ích kinh tế (lợi nhuận) và các lợi ích phi kinh tế (con người và tự nhiên), những yếu tố mà trước đây dường như hoàn toàn tách biệt với nhau. Khái niệm của Elkington khuyến khích việc đong đếm lợi nhuận không chỉ dựa trên yếu tố tài chính mà còn cần tính đến các giá trị khác về kinh tế, xã hội và môi trường, được khái quát hóa thành PPP.
Quan điểm được chấp nhận là con người, tự nhiên, và lợi nhuận sẽ phải được cân bằng để đạt đến sự bền vững. Nhưng không may, chuyện này cũng hệt như đi so sánh táo với lại cam, khi giả định rằng ba khía cạnh về con người, tự nhiên và lợi nhuận có thể được hoán đổi qua lại. Ví dụ: việc mất đi các giá trị sinh thái như đa dạng sinh học không thể nào được tính toán hay bù đắp bằng tiền. Cũng như việc tình bạn thật sự thì không tiền nào mua được. 

Cái ý nghĩ có thể cân bằng các mặt Con Người, Tự Nhiên và Lợi Nhuận thật ra là chuyện viển vông.

Thay vào đó, việc quan trọng hơn là xem xét mối tương quan giữa hệ sinh thái, môi trường và kinh tế
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tS3c4ZXlEd1BkMzAvVjQ4Zm9tc0VzSUkvQUFBQUFBQUFlaXcvYmdxaU1Eb0ZWemdacHlPUlVsTTFoY2JIUURvOHYtOGtBQ0xjQi9zMTYwMC9UaHV5JTI1RTElMjVCQSUyNUJGdCUyQmMlMjVDMyUyNUExbiUyQmMlMjVDMyUyNUEybiUyQlBQUC5qcGc=
Hình a, b, c = Sự tiến hóa trong suy nghĩ, đi từ việc coi các yếu tố như phương tiện sản xuất (a), qua cân bằng PPP (b), đến tương quan giữa các yếu tố
Con người tự cho mình là trung tâm
Có thể thấy rằng toàn bộ khái niệm về tính bền vững hiện nay đều lấy con người làm trung tâm mà quên rằng Trái Đất sẽ tiếp tục tồn lại và sự sống sẽ tiếp diễn, dù có hay không có sự hiện diện của con người. 
Chúng ta phải nhìn vào sự phụ thuộc của ba hệ thống (hình c trên đây). Nếu ta muốn lấy đi bất kỳ chức năng sinh thái nào của hành tinh, loài người chúng ta sẽ không còn tồn tại, bởi chúng ta chỉ là một sinh vật phụ thuộc vào nước sạch, thực phẩm, không khí, ánh sáng mặt trời, v.v. 

Hành tinh không có thì rõ ràng không có sự hiện diện của nền kinh tế. 

Sau đó, nếu ta loại bỏ xã hội loài người ra khỏi hành tinh này, nền kinh tế cũng sẽ không còn tồn tại, nhưng hệ sinh thái sẽ không bị ảnh hưởng. Cuối cùng, hãy tưởng tượng rằng ta sẽ loại bỏ hệ thống kinh tế ra khỏi hành tinh thì con người vẫn sẽ có thể tương tác một cách khác đi ví dụ tự cấp tự túc, và trong trường hợp này thì hệ sinh thái vẫn giữ nguyên. Nói cách khác: không có hành tinh thì không có con người, không có kinh tế. Còn không có nền kinh tế, không có con người thì hành tinh này cũng vẫn tồn tại. 
Thuyết cân bằng Tư Nhiên – Kinh Tế – Xã Hội được hình thành từ một khởi điểm sai lầm, từ sự thất bại trong việc thừa nhận một sự thật là 

Kinh Tế đơn thuần chỉ là sản phẩm của đầu óc con người. Đó hoàn toàn là những ý tưởng và suy nghĩ không theo một quy luật nào của tự nhiên.

Người lao động, đặc biệt là các thế hệ sau này, sẽ ngày càng cần một ý nghĩa cho việc mình làm. Nếu họ không tìm thấy điều đó, họ sẽ hoặc là rời bỏ, hoặc làm việc mà không chú tâm, một cách máy móc, không hề có tí gắn bó nào. Tôi dám cá rằng chúng ta sẽ chỉ đạt đến một nền kinh tế bền vững khi mà mọi công việc đều đem đến cho người lao động niềm tự hào và ý nghĩa trong đó. 

Không tồn tại thế giới bền vững khi không có con người bền vững. 

Tác giả Tobias Stöcker
Bài gốc ở đây
Người lược dịch Ngô Yến Như
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.