ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nguyên nhân khiến cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ thất bại
Saturday, July 16, 2016 16:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi và đã được đông đảo người dân đáp lời trong khi cuộc đảo chính quân sự diễn ra lạc lõng và không mang ý nghĩa rõ ràng.

Theo Wall Street Journal (WSJ), khi quân đội phát động cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập chống lại tổng thống Hồi giáo do người dân bầu, đám đông người dân đã đổ xuống đường ủng hộ đảo chính. Cuộc đảo chính ở Ai Cập khi đó đánh dấu sự sụp đổ của tổng thống Mohammed Morsi một cách tàn bạo và nhanh chóng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đồng minh của ông Morsi và cũng là người Hồi giáo, kể từ đó đã quan ngại rằng quân đội của chính quốc gia mình có thể sẽ cố gắng làm điều tương tự.

  Nguyên nhân khiến cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ thất bại - Ảnh 1

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của lực lượng đảo chính ở sân bay Ataturk, thành phố Istanbul.

Nhưng khi cuộc đảo chính bắt đầu vào tối ngày 15/7 (theo giờ địa phương) ở Istanbul và Ankara, sự việc diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn khác. Dòng người biểu tình đổ ra đường chống lại đảo chính. Tất cả những đảng phái đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả thủ lĩnh đảng Dân chủ Nhân dân (HDP), người mà ông Erdogan từng cố gắng bỏ tù, cũng lên án cuộc đảo chính và kêu gọi tiếp tục chính phủ dân chủ.

Bài học từ đảo chính trong quá khứ

Ông Erdogan vốn trở thành tổng thống nhờ đa số phiếu bầu chưa đầy hai năm trước đây. Đại đa số người Thổ Nhĩ Kỳ kết luận một tổng thống dân bầu vẫn còn tốt hơn so với chế độ độc tài quân sự vốn sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quyền tự do.

Trên thực tế, đó cũng là những gì đã xảy ra ở Ai Cập, khi cựu tướng quân đội Abdel Fattah Al Sisi tiến hành đợt truy quét quy mô lớn nhằm vào những người ủng hộ ông Morsi trong tổ chức Anh em Hồi giáo sau khi đảo chính kết thúc.

Ông Erdogan vốn từ chối công nhận tính hợp pháp của Tổng thống Sisi. Ông luôn nhắc nhở người dân cần phải ghi nhớ, Ai Cập thời hậu đảo chính còn tồi tệ hơn những gì Thổ Nhĩ Kỳ trải qua sau khi Mùa xuân Ả Rập bắt đầu năm 2011.

Những điểm tương đồng xảy ra vào tối ngày 15/7. Những người xuống đường ở Istanbul giơ cao 4 ngón tay với dấu hiệu “Rabia”, biểu tượng của sự phản kháng chống lại ông Sisi, liên quan đến vụ thảm sát hàng trăm người Ai Cập tại quảng trường Rabia ở Cairo tháng 8/2013.

Số phận của ông Erdogan cũng không giống với ông Morsi bởi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ông Erdogan đã giám sát một thập kỷ thịnh vượng, thúc đẩy tầng lớp trung lưu. Điều này đã giúp đảng của ông giành đa số ghế trong quốc hội chỉ mới năm ngoái.

Khi trở thành thủ tướng vào năm 2003, ông Erdogan đã tiến hành cải cách quân đội, nhằm đảm bảo mình không chịu chung số phận với nhà lãnh đạo Hồi giáo đã bị lật đổ. Cựu Thủ tướng Necmettin Erbakan bị lật đổ bởi các tướng lĩnh quân đội năm 1997.

Thất bại vì không có chiến lược rõ ràng

Không giống như các cuộc đảo chính lớn trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc đảo chính lần này dường như diễn ra khá lạc lõng, không những thất bại trong việc bắt giữ các nhà lãnh đạo quốc gia mà còn không thể ngăn chặn việc ông Erdogan và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim sử dụng phương tiện thông tin liên lạc để kêu gọi người dân phản kháng.

Những người chỉ huy cuộc đảo chính cũng không nêu được lý do muốn lật đổ ông Erdogan. Thay vào đó, họ chỉ buộc người dẫn chương trình truyền hình đọc một tuyên bố vô hồn trên sóng TV.

Hành động tàn bạo diễn ra lẻ tẻ của những người tham gia đảo chính cũng chỉ càng khiến cho làng sóng phản đối lan rộng. Những kẻ tấn công không chỉ nhắm vào nơi làm việc của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mà còn cả quốc hội, nơi những nhà lập pháp từ mọi đảng phái, bao gồm cả đảng đối lập có mặt ở đó.

Việc một số tướng lĩnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hành động chống lại ông Erdogan cũng khiến cho dư luận bất ngờ. Bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều đợt thanh trừng cấp cao trong quân đội, từ vụ xét xử Ergenekon với cáo buộc đảo chính năm 2008 cho đến vụ bắt giữ các sỹ quan quân đội tình nghi có liên hệ với giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ.

Câu hỏi lớn nhất là, liệu mối quan hệ của ông Erdogan với phe đối lập – những người đã ủng hộ ông ở thời khắc quan trọng, có thay đổi hay không. Cho đến nay, ông Erdogan muốn tập trung mở rộng hiến pháp, tăng cường quyền lực về tay tổng thống. Kế hoạch này vốn không được đại đa số quốc hội tán thành.

Với hình ảnh mới là người thay đổi trật tự hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan có thể sẽ tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh kế hoạch tăng quyền hạn cho tổng thống. Hoặc ông có thể lựa chọn cách xây một cây cầu nối liền với các đối thủ chính trị, bao gồm cả đảng Dân chủ Nhân dân (HDP).

Ông Erdogan vẫn chưa quyết định sẽ lựa chọn con đường nào, dù tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến là người luôn muốn cải thiện mối quan hệ trong quá khứ, WSJ kết luận.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.