ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nhà máy giấy Lee & Man sẽ là Formosa thứ 2?
Monday, July 4, 2016 19:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8xLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tWXpMZjVaSFZ0Q2svVjNzWjZZSGpjd0kvQUFBQUFBQUFlUHMvdVB4a01fcVYtRzRBem16WEtsOFJXbi13V1B5MHZqcGR3Q0xjQi9zMzIwL0IlMjVDMyUyNUFEJTJCdGglMjVDNiUyNUIwJTJCVCUyNUUxJTI1QkIlMjU4OW5oJTJCJTI1RTElMjVCQiUyNUE3eSUyQkglMjVFMSUyNUJBJTI1QUR1JTJCR2lhbmcuanBn
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang khi trả lời chất vấn của Báo Tuổi trẻ ngày 29/6/2016 về dự án “Nhà máy giấy bức tử sông Hậu” đã trần tình như sau “Tôi nhớ khi tỉnh tiếp nhận dự án, phần lớn các nhà khoa học và chuyên gia đều đồng thuận nhưng cũng có ý kiến góp ý phản biện của một vài người. Tôn trọng ý kiến phản biện, sau đó lãnh đạo tỉnh đã tổ chức hai đoàn cán bộ đi nước ngoài (Trung Quốc – PV) tìm hiểu, nghiên cứu công nghệ máy móc, mức độ ô nhiễm. Sau đó tỉnh đã tổ chức hội thảo quốc tế với nhiều chuyên gia, nhà khoa học để nghe góp ý phản biện thì lại được đồng thuận cao của giới chuyên môn và các cơ quan bộ, ngành trung ương lúc đó nên tỉnh mới chấp thuận cho nhà đầu tư triển khai dự án tại Hậu Giang.” Đằng sau mỗi lời vàng ý ngọc này đều là một câu chuyện dài cả bi lẫn hài, có thể dựng thành phim truyền hình nhiều tập kiểu Cô dâu 8 tuổi. Mình thật sự không hiểu vì sao “các cơ quan bộ, ngành trung ương” lại đồng thuận cho xây một nhà máy cần nguyên liệu là gỗ ngay tại khu vực vựa lúa miền tây, có lẽ cũng là do “đúng quy trình” nữa chăng. Tuy nhiên, trước hết mình rất muốn biết những “nhà khoa học” đã “đồng thuận cao” là ai?
Báo chí lo ngại “nhà máy giấy Lee & Man hoạt động mỗi năm sẽ thải khoảng 28.500 tấn xút (NaOH) ra sông Hậu”. Dĩ nhiên là nước thải chứa xút cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra sông ngòi rồi. Tuy nhiên, trong nước thải của nhà máy giấy còn chứa nhiều thứ có hại gấp trăm lần xút. Quy trình sản xuất giấy cổ điển sử dụng chlorine trong giai đoạn tẩy trắng bột giấy sẽ hình thành một lượng đáng kể dioxin, vốn là họ chất độc hữu cơ bá đạo nhất từ thuở khai thiên lập địa đến nay. Những công nghệ hiện đại không dùng chlorine thì sẽ không hình thành dioxin, dù các chất thải từ công nghệ này không bá đạo như dioxin nhưng vẫn dư sức làm người ta chết tức tưởi hoặc chết dần chết mòn theo tháng rộng năm dài, cũng như ảnh hưởng đến cả những thế hệ con cháu về sau. Với thành tích đáng nể như vậy, sản xuất giấy được thế giới xếp vào một trong những ngành sinh ra chất thải độc hại nhiều nhất, xứng đáng để được phong danh hiệu “lão đại” trong làng cao thủ dùng độc. Một vấn đề khá huyền bí, là dự án này đã được người ta duyệt khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường tổng thể, nghe giống như một tiết mục trong Cười xuyên việt vậy. 
Bài học nhãn tiền Formosa Hà Tĩnh còn đó, hậu quả còn chưa giải quyết xong. Trước những chứng cứ rành rành, người ta phải cúi đầu nhận lỗi, và hứa bồi thường 500 triệu USD để được tiếp tục hoạt động. Con số 500 triệu USD này may ra chỉ đủ bồi thường thiệt hại thu nhập cho ngư dân trong thời gian qua, chứ còn thiệt hại về môi trường cũng như thiệt hại của ngư dân trong thời gian sắp tới thì phải tính sao đây. Các hệ sinh thái bị Formosa hủy diệt, phải hơn nửa thế kỷ sau mới mong được hồi phục, với điều kiện biển phải trong lành, nhưng mà biển có trong lành nữa đâu, nên chắc gì trăm năm sau sẽ trở lại như thưở còn thanh bình. Sau vụ cá chết thảm họa này, Formosa cũng bắt chước xứ mình, sẽ xin rút kinh nghiệm sâu sắc, sẽ không có cá chết hàng loạt nữa, nhưng mà sẽ để cá chết dần chết mòn với một lượng vừa phải, vậy là sẽ không thành thảm họa rồi. Đến một ngày ngư dân mình hết đường sống và không còn bám biển nữa, nếu chỉ còn trơ trọi lính hải quân chơi vơi giữa muôn trùng biển khơi thôi thì có đủ sức giữ toàn vẹn biển đảo cho xứ mình hay không. Đừng nói là 500 triệu USD, cho dù là 500 tỷ USD thì cũng còn quá ít. 
Trở lại vụ Nhà máy giấy Lee & Man này, nguy cơ còn trùng trùng điệp điệp hơn cả Formosa Hà Tĩnh nữa. Các chất thải độc hại từ Formosa Hà Tĩnh xả thẳng ra biển, sau khi thẳng tay hủy diệt biển xứ mình xong, sẽ được đại dương pha loãng, mang đi khắp cả năm châu bốn bể. Còn ngược lại Lee & Man lại được xây ở vùng trũng nơi hàng triệu gia đình sống nhờ sông nước, thì chỉ có dân miền tây và sau đó là dân cả xứ mình gánh chịu mọi hậu quả thôi. Là một người ngày nào cũng ăn cơm từ gạo miền tây, mình muốn hỏi những “nhà khoa học” đã “đồng thuận cao” một số câu hỏi nhỏ như cái móng tay. Nếu Lee & Man đi vào hoạt động, người dân ăn cơm từ lúa được trồng ở vùng có sử dụng nước sông Hậu thì có bị gì không, ăn tôm cá được đánh bắt trên sông Hậu thì có bị gì không, ăn trái cây trồng từ những nơi có sử dụng nước sông Hậu thì có bị gì không, uống nước từ nguồn gần sông Hậu thì có bị gì không. Đặc biệt, mình muốn biết những bạn trẻ ở vùng đó nếu lập gia đình và sinh con, thì con cái sinh ra có bị gì không. Mình cũng muốn biết thêm, những ai đã “đồng thuận cao” có dám để con cháu mình đến sống cùng với bà con xung quanh nhà máy, cùng ăn cùng uống với bà con mình ở đó chừng một hai tháng hay không. 
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tX2pQcXFJYldsVE0vVjNzWjZHT3dwMkkvQUFBQUFBQUFlUDAvQlJGY2xlZGplZkVTM1AzbF95aVhjdEY3OFBtTEN4NEtBQ0tnQi9zNjQwL2Q5MW5tLWdpYXkuanBn
Đành rằng không thể nói không với các ngành công nghiệp, nhưng cái quan niệm “Thấy nhà đầu tư vào là mừng, còn “vụ” môi trường tính sau” đã và đang giết chết vựa lúa miền tây, vốn cũng đang bị những người Bạn Vàng giết từ trên thượng nguồn sông Mekong. Lúc làm dự án, người ta cũng hứa là nước thải sẽ đạt chuẩn mới được xả ra sông Hậu. Nhưng ai bảo đảm là người ta sẽ giữ lời, ai bảo đảm chất lượng nước thải được kiểm soát nghiêm ngặt, ai bảo đảm bảo sẽ không xảy ra tình trạng “những gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Có quá nhiều bài học nhãn tiền cho thấy người ta đã không giữ lời hứa rồi đó, thì cũng là chuyện bình thường ở xứ mình thôi, và cuối cùng thì dân nghèo lãnh hết mọi hậu quả, còn người ta chỉ cần vung một ít tiền ra là xem như hết trách nhiệm. Mình thật sự không hiểu nổi vì sao cái thứ gì ở xứ mình cũng quá đắt tiền như vậy, trừ sinh mạng con người và tương lai giống nòi. Biển bạc rừng vàng của mấy ngàn năm, nếu thế hệ hôm nay không thể khai thác tốt, thì phải để lại cho con cháu mai sau khai thác, chứ cứ thi nhau tàn phá một cách “đúng quy trình” như vậy, đến mai kia mốt nọ, sẽ còn lại những gì cho con cháu? Trong những người “đồng thuận cao” cho dự án này, ai là người còn biết khóc thương cho biển bạc rừng vàng đang ngày một héo hon?
Ôi, “… Ai đã thề, và ai đã thề, có hồn thiêng Đất mẹ, đang còn nghe” (*)
(*): Câu kết trong bài hát Gió núi mưa rừng/Mưa rừng 2 của nhạc sỹ Huỳnh Anh.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.