ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
TQ hung hăng, lớn tiếng đòi Mỹ chấn chỉnh thái độ ở Biển Đông
Wednesday, July 6, 2016 16:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài xã luận trên Tân Hoa Xã đăng tải ngày 5/7 nói Biển Đông từng là nơi yên bình cho đến khi Mỹ ‘chĩa mũi’ vào khu vực, trước thời điểm Tòa Trọng Tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.

“Thay vì tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ nên cân bằng lại thái độ của mình trước các vấn đề”, Tân Hoa Xã viế trong một bài bình luận khẳng định Bắc Kinh luôn cam kết duy trì hòa bình thông qua đàm phán thân thiện, bao gồm việc ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) với các nước ASEAN năm 2002.

Bài xã luận đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama làm tình hình ở Biển Đông xấu đi là do kể từ năm 2009 Washington “bắt đầu can thiệp mạnh mẽ vào khu vực, vốn cách xa bờ biển Mỹ”, bao gồm việc “triển khai một số lượng lớn các tàu chiến và tiến hành tập trận chung gần Biển Đông”.

  TQ hung hăng, lớn tiếng đòi Mỹ chấn chỉnh thái độ ở Biển Đông - Ảnh 1
Đô đốc Harry Harris (giữa), Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương từng lên tiếng kêu gọi Mỹ cứng rắn với Trung Quốc hơn ở Biển Đông.

Forbes nhận định, Tân Hoa Xã chỉ đúng trong luận điểm đầu tiên khi nói Biển Đông vốn từng là một khu vực yên bình cho đến khi ông Obama trở thành tổng thống Mỹ. Tuy vậy, việc khu vực trở thành một trong những điểm nóng địa chính trị trên thế giới không hoàn toàn là do chính quyền Obama.

Trên thực tế, ông Obama đã hành động để phản ứng lại việc Trung Quốc tăng cường cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương là một trong những người đi đầu trong việc kêu gọi Mỹ phải có hành động cứng rắn trước những hoạt động trên biển của Trung Quốc.

“Đô đốc Mỹ kêu gọi cần có những phản ứng cứng cắn hơn như điều máy bay và tiến hành các hoạt động quân sự năm trong vùng 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo. Ông Harris xem đây là một nỗ lực nhằm chặn đứng cái ông gọi là “Trường Thành bằng cát” trước khi nó mở rộng và tiến sâu vào khu vực cách thủ đô Philippines chỉ 225 km”, theo Navy Times.

Tân tổng thống Mỹ sắp tới dù là Donald Trump hay Hillary Clinton nhiều khả năng cũng sẽ bày tỏ lập trường cứng rắn hơn chính quyền Obama, ít nhất là theo đề nghị của chỉ huy hàng đầu hải quân Mỹ.

Trung Quốc dường như cũng quên mất rằng, nước này đã ký DOC với ASEAN năm 2002 nhưng Bắc Kinh hầu như không làm được gì nhiều hơn là thỏa thuận trên giấy tờ, vốn không phải là tuyên bố chính trị ràng buộc. ASEAN đã nhiều lần cố gắng đề nghị Trung Quốc đồng ý xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhưng cho đến nay, Bắc Kinh luôn từ chối thảo luận về vấn đề này.

Chỉ đến thời điêm Tòa Trọng Tài trường trực (PCA) ở The Hague đến gần kề, Trung Quốc mới loan tin mình bị hiểu nhầm trong tình thế khó khăn về địa chính trị.

Forbes nhấn mạnh rằng Mỹ chỉ tăng cường triển khai tàu chiến đến khu vực. Nhưng là sau khi Trung Quốc chiếm Bãi cạn Scarborough vào năm 2012, khu vực vốn nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Nếu như Washington thất bại trong việc tàu chiến đến nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải thì Trung Quốc càng có lý do để kiểm soát nhiều hơn trong tuyến đường biển quan trọng của thế giới, ước tính khối lượng hàng hóa hơn 5000 tỷ USD đi qua vùng biển này hàng năm.

Trung Quốc còn ngang nhiên đòi hỏi tới hơn 80% chủ quyền ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh không có bằng chứng rõ ràng và tinh pháp lý của lịch sử. Điều này đã vi phạm luật pháp quốc tế và thổi bùng lên căng thẳng không chỉ với Mỹ mà còn các quốc gia khác trong khu vực.

Việc PCA sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn ở Biển Đông đã khiến Bắc Kinh giận dữ. Nước này luôn khẳng định quan điểm không chấp nhận phán quyết của tòa dù PCA từng ra tuyên bố xác nhận đơn kiện của Philippines là phù hợp và Tòa có quyền đưa ra phán quyết trong vụ kiện này.

Forbes kết luận, chính Trung Quốc chứ không phải Mỹ, Nhật Bản hay các thành viên của ASEAN đã tạo ra tình trạng bất ổn ở Biển Đông.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.