ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vi khuẩn “sát thủ” từ Việt Nam lấy mạng người trong 24 giờ thế nào
Saturday, July 9, 2016 22:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Burkholderia pseudomallei có thể ẩn tàng trong nhiều năm, nham hiểm rình đợi thời điểm thích hợp, hoặc đơn giản là nó gây tổn thương não một cách chậm chạp và người bệnh dần dần đánh mất mình.

Các chuyên viên miễn dịch học đã phát hiện ra cơ chế kích hoạt tác nhân gây bệnh “sốt Việt Nam”. Burkholderia pseudomallei xâm nhập vào não bộ và giết người nhanh chóng, chỉ một ngày sau khi lây nhiễm.

  Vi khuẩn “sát thủ” từ Việt Nam lấy mạng người trong 24 giờ thế nào - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn Sputnik

Khám phá giúp các nhà khoa học chiết xuất vaccine chống lại căn bệnh mỗi năm cướp đi mạng sống của hơn 90 triệu người ở khu vực Đông Nam Á, — như nhận xét trong bài báo công bố trên tạp chí Immunity.

Căn bệnh sốt nhiệt đới Melioidosis (còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn Whitmore) đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong ở Nam Á và Đông Nam Á, sau bệnh lao và HIV. Về diễn biến và triệu chứng, căn bệnh này gợi nhớ đến lao cấp tính, thậm chí là bệnh quai bị. Không ngẫu nhiên mà người ta gọi nó là “kẻ mạo danh nguy hiểm”.

Melioidosis có thể xảy ra trong hai hình thức — cấp tính, với 40% số ca tử vong, và mãn tính, mà các bác sĩ người Mỹ gọi là “bom Việt Nam hẹn giờ”. Nhiều cựu chiến binh của chiến tranh Việt Nam đã bị nhiễm vi khuẩn này trong thời gian tham chiến những năm 1970, nhưng những triệu chứng đầu tiên của melioidosis chỉ cảm thấy khi lính Mỹ đã trở về nhà được 10-20 năm.

Chuyên gia James St John từ Đại học Tổng hợp Griffith ở Brisbane (Australia) và các đồng nghiệp của ông đã xác minh được cung cách mà thứ vi khuẩn này xâm nhập vào tất cả các mô cơ thể, kể cả não bộ và tủy sống, vốn có rào cản bảo vệ khỏi những cuộc đột nhập như vậy, mà là ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm.

Qua thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã khám phá ra cơ chế lây nhiễm cực kỳ khác thường của Burkholderia pseudomallei — hóa ra là thứ vi khuẩn này có thể luồn nhanh vào cơ thể người và động vật bằng cách sử dụng các dây thần kinh khứu giác trong khoang mũi của đối tượng như là một dạng “xa lộ”, theo đó vi khuẩn di chuyển hướng lên não. Đến đây, nhiễm khuẩn không dừng lại, và vi khuẩn chuyển động xa hơn, qua tủy sống lan đi khắp cơ thể.

“Hãy thử tưởng tượng — bạn ở ngoài trời và hít phải thứ vi khuẩn có bào tử ẩn trong đất, rồi ngày hôm sau nó đã khu trú trong não và gây thương tổn cho tủy sống. Thứ vi khuẩn này có thể rất nhỏ bé bên trong bộ não khiến cho cơ thể đơn thuần là không biết rằng ở nơi hiểm yếu đó có tên “sát thủ” đang ẩn nấp.

Burkholderia pseudomallei có thể ẩn tàng trong nhiều năm, nham hiểm rình đợi thời điểm thích hợp, hoặc đơn giản là nó gây tổn thương não một cách chậm chạp và người bệnh dần dần đánh mất mình theo từng phần”, — chuyên gia St. John giải thích.

Theo Sputnik

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.