ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chiến lược địa chính trị mới của Nga ảnh hưởng gì tới Trung Đông?
Monday, August 8, 2016 20:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tờ báo DWN của Đức vừa có những nhận định về sự thay đổi địa chính trị quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Nga tại Trung Đông. Từ đây, mọi trật tự chính trị sẽ bị thay đổi.

Theo phân tích trên tờ báo Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) của Đức, Nga đang tích cực xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Đây là 3 quốc gia chủ chốt trong chiến lược của Moscow nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan lan vào lãnh thổ Nga.

Tờ DWN cho rằng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là 2 nước đầu tiên được hưởng lợi từ mối quan hệ “tay 4” này. Chẳng hạn như, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có những cơ hội mới trong khu vực, sau khi thiết lập được sự tin cậy với 3 nước còn lại.

  Chiến lược địa chính trị mới của Nga ảnh hưởng gì tới Trung Đông? - Ảnh 1

Sẽ không ngoa nếu nói rằng Tổng thống Nga là người hình thành trật tự chính trị mới tại Trung Đông. Ảnh: Nowtheedbegins.com

DWN phân tích, nếu giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Moscow có thể chứng minh được rằng họ là một đối tác đáng tin cậy trong nhiều hoàn cảnh khủng hoảng. Và tất nhiên, ai cũng sẽ biết tầm quan trọng của Nga trên trường quốc tế như thế nào.

Thêm nữa, Moscow có thể bắn đi tín hiệu đến thế giới Hồi giáo rằng, họ đại diện cho quyền lợi cho cả người Shiite (Iran) và Hồi giáo Sunni (Thổ Nhĩ Kỳ).

Trong khi đó, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, việc mở rộng quan hệ thân thiết với Nga rõ ràng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

“Mối quan hệ của Ankara với EU đã xấu đi đáng kể, mặc cho thỏa thuận về người di cư gần đây được 2 bên ký kết. Bởi Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn sàng thực thi công ước quyền con người mà EU yêu cầu”, DWN viết.

Tất nhiên, người viết cần phải nhắc lại một điều rằng, khi nói đến Thổ Nhĩ Kỳ, chúng ta không thể không nói về cuộc đảo chính quân sự bất thành hôm 15/7.

Một biệt đội lính đặc nhiệm được triển khai để “săn” Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, máy bay chiến đấu F-16 và trực thăng Black Hawk đã lượn qua lại hòng tiêu diệt ông, xe tăng và binh sĩ cầm súng trấn áp xuất hiện tại 2 thành phố lớn ở nước này, để buộc người dân phải nghe theo phe đảo chính.

Những hành động đó không thể khiến một chính trị cá tính như Erdogan lùi bước. Thay vào đó, nó càng làm cho sự quyết liệt của người đứng đầu chính quyền Ankara thêm mạnh mẽ hơn, nhất là khi ông biết được người dân Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ mình hơn tất thảy các vị lãnh đạo tiền nhiệm.

Bởi thế, Ankara đã phát động một chiến dịch thanh trừng lớn chưa từng thấy, bắt giữ không nương tay những vị tướng thân Mỹ – đồng minh NATO lâu năm của họ, và trấn áp mạnh tay mọi binh sĩ bị tình nghi ủng hộ đảo chính.

Những điều này khiến cả Mỹ và châu Âu không hài lòng, nếu không muốn nói là tức giận: Mỹ bực mình vì bị kiểm soát căn cứ không quân chứa vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, còn châu Âu “cau có” với ý định khôi phục án tử hình của Ankara.

Tất cả diễn biến trên khiến cho vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế đã tệ, lại càng trở nên tệ hại hơn.

Bởi vậy, như DWN chỉ rõ, mặc dù nằm dưới sự lãnh đạo của một Erdogan cá tính mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ bỗng trở nên “dễ tiếp thu hơn” khi đứng trước cơ hội gần gũi với Nga, cũng như đóng vai trò quan trọng tại Trung Đông.

Không chỉ loại bỏ được căng thẳng với một “ông lớn” như Nga, bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Ankara còn giúp họ hòa giải với cả Israel và Iran. Đừng quên Iran chính là đối tác chủ chốt truyền thống của Nga trong khu vực, và luôn ủng hộ hết mình cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad chống lại các chiến binh Hồi giáo.

Ở đây, cũng cần lưu ý rằng, vai trò “thay đổi cuộc chơi” của Nga là hết sức đáng chú ý, khi chính Moscow chủ động chấp nhận và tạo điều kiện cho Ankara gia nhập trục quyền lực mà họ thiết lập tại Trung Đông.

Tờ DNW đã giải thích điều này qua một dẫn chứng thực tế: Sự hòa hợp đáng ngạc nhiên giữa người Shiite ở Iran với người Sunni ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyên nhân khá dễ hiểu: Đối với cả 2 “phe” đó, Nhà nước Hồi giáo đều là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm và phải bị loại bỏ. Và tất nhiên, trong hoàn cảnh đó, lực lượng không quân Nga đã thể hiện đặc biệt tích cực, khi liên tiếp “giã” những đòn đau vào IS, khiến cho “Shiite Iran” hay “Sunni Thổ Nhĩ Kỳ” đều coi Nga là bạn.

  Chiến lược địa chính trị mới của Nga ảnh hưởng gì tới Trung Đông? - Ảnh 2

Tổng thống Nga có thể nói: “Ôi, tôi lại ghi bàn trước ông rồi, Obama!”. Ảnh: Nowtheedbegins.com

Mặc cho việc mối quan hệ “tay 4” Nga – Thổ Nhĩ Kỳ – Iran – Israel mới bước vào giai đoạn trăng mật, các nhà phân tích chính trị đều tin rằng “tay 4” này sẽ tạo ra trật tự chính trị mới ở Trung Đông, và đe dọa sự thống trị của “phe” phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

“Trật tự chính trị ở Trung Đông đã thay đổi trong thời gian ngắn. Điều này chứng minh cho sự yếu kém trong chính sách quốc phòng và đối ngoại của phương Tây. Tại Trung Đông hiện nay, phương Tây đang đánh mất dần ‘tiền đồn’ Thổ Nhĩ Kỳ, làm cho đồng minh Israel giận dữ và vẫn chẳng thoát khỏi hình ảnh quỷ Satan trong mắt người Iran”, tờ DNW kết luận.

Và điều đó có nghĩa là, Nga dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục “ghi bàn thắng” trong một trận đấu mà phương Tây vẫn đang phải hụt hơi bám đuổi phía sau.

Trung Hiếu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.