ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hạnh phúc là khi nhiều người bệnh nghèo được chữa trị kịp thời
Wednesday, August 17, 2016 6:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Bài cũ, share lại để mọi người thấy chú Sơn là người cùng phe với bộ trưởng bộ Y Tế chứ không phải đối đầu như các thuyết âm mưu.
Chương trình giảm tải cho bệnh viện tuyến trên là chú Sơn thực hiện nằm chung trong chỉ đạo của chị Tuyến.

~ Thơ Phạm 

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tbWw3dmxMSmx4X1EvVjdFcUNFbjhhMkkvQUFBQUFBQUFmQ0UvQW92V3lEbndZNDRkbXZqQV9GQ09TQTJPcGEtSFkteE93Q0xjQi9zMzIwL0dTLlRTLiUyQlRyJTI1RTElMjVCQiUyNThCbmglMkJIJTI1RTElMjVCQiUyNTkzbmclMkJTJTI1QzYlMjVBMW4uanBn
GS.TS. Trịnh Hồng Sơn
Công tác luân chuyển cán bộ bệnh viện (BV) tuyến trên về chuyển giao công nghệ và đào tạo tại chỗ cho y tế tuyến dưới là chủ trương có ý nghĩa quan trọng của Bộ Y tế để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ở cơ sở. Một trong những bác sĩ đã có mặt ở các tỉnh biên giới phía Bắc xa xôi từ ngày đầu, góp sức thay đổi chất lượng KCB ở tuyến dưới, là Thầy thuốc nhân dân, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn-Phó Giám đốc BV Việt Đức.

Giúp nơi nào và làm sao để hiệu quả nhất trong bối cảnh các BV tuyến dưới đến mổ ruột thừa cũng phải chuyển về tuyến trên? Với câu hỏi này, từ năm 2008, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn đã chủ động tiến hành khảo sát nhu cầu, thực trạng của các BV ở miền Bắc và nhận thấy, các BV tuyến dưới, nhất là ở miền núi, thiếu và yếu hầu hết các lĩnh vực. Vì thế, BV đã ưu tiên nâng cao chất lượng cho những BV ở các tỉnh biên giới nhiều khó khăn, như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu vv…, đồng thời, tập trung tháo gỡ các vấn đề cấp thiết nhất ở nơi này.
Để việc chuyển giao thực sự hiệu quả, BGĐ BV Việt Đức đưa ra tiêu chuẩn mà không phải nơi nào cũng làm được: Chỉ bác sĩ giỏi mới về tuyến dưới hỗ trợ. Theo qui định, các bác sĩ phải luân chuyển về tuyến dưới 3 tháng. Nhưng nhiều nơi, khi bác sĩ tuyến trên về lại không có bệnh nhân, hoặc vắng bác sĩ, trong khi, ở BV Việt Đức lại luôn quá tải vì thiếu bác sĩ có tay nghề. Để giải quyết vấn đề này, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn và lãnh đạo BV thống nhất quan điểm: Cử cán bộ về tuyến dưới hỗ trợ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa đề xuất của BV tỉnh và khả năng cử cán bộ chuyên môn của BV, đồng thời trao đổi với lãnh đạo BV tuyến dưới, xem cần kỹ thuật gì, thời gian chuyển giao cụ thể, để công việc đạt hiệu quả cao. Khi BV tuyến dưới không có bệnh nhân, có thể đưa bác sĩ về BV Việt Đức đào tạo thực hành.
Vốn có kinh nghiệm thực tế khi về hỗ trợ hỗ trợ Cao Bằng nhiều tháng từ năm 2000 với hơn 300 ca mổ, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn nhận thấy điều rất quan trọng là: Để nâng cao chất lượng KCB cho tuyến dưới, không thể chỉ chuyển giao kỹ thuật, mà phải bàn giao cả quy trình thì các bác sĩ mới vừa phẫu thuật được, lại biết chỉ định mổ và điều trị khi biến chứng. Khi chuyển giao phương pháp mới cắt trĩ longo, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn đã phảin“gom” hơn 10 bệnh nhân từ Điện Biên và Lai Châu về, trực tiếp đào tạo các bác sĩ cả lý thuyết lẫn thực hành, giúp họ nắm chắc các triệu chứng chỉ định mổ và chăm sóc hậu phẫu. Phương pháp “cầm tay chỉ việc” như thế tiết kiệm rất nhiều thời gian đào tạo, đồng thời, là thực tế để các bác sĩ tuyến dưới nhận thấy mối liên kết chặt chẽ giữa các chuyên ngành khi KCB: ngoại khoa với nội khoa, siêu âm, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh vv…
Hoạt động giải phẫu bệnh rất quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, tiên lượng được tình trạng bệnh, ví như bệnh nhân bị u lành hay u ác, để có hướng điều trị đúng, nhưng lại không được tuyến dưới coi trọng nên hầu như chưa có. Nhận thấy đây là một vấn đề mấu chốt, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn quyết định tập trung hỗ trợ cho các BV từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến nhân lực cho phát triển giải phẫu bệnh. Chính nhờ xác định đúng hướng, chỉ một thời gian ngắn, hoạt động giải phẫu bệnh ở BV đa khoa của 12 tỉnh biên giới đã phát triển mạnh, phục vụ hữu ích việc nâng cao chất lượng KCB. Với qui trình chuẩn, giải phẫu bệnh phát triển ở các BV địa phương đem lại lợi ích cho cả người bệnh lẫn thầy thuốc, khi các số liệu đủ tin cậy để tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học. GS.TS. Trịnh Hồng Sơn cho biết, đến nay, anh đã và đang đào tạo 3 tiến sĩ y khoa ở Hòa Bình, Điện Biên và Tuyên Quang.
GS.TS. Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức tư vấn sức khỏe cho người dân
Với cách làm việc khoa học, sáng tạo, thiết thực, việc chuyển giao kỹ thuật cho các BV tỉnh biên giới của GS.TS. Trịnh Hồng Sơn và các đồng nghiệp đã mang lại kết quả không hề nhỏ: Chỉ riêng với công trình chuyển giao kỹ thuật 9 bệnh ngoại khoa tiêu hóa thường gặp như viêm ruột thừa, sỏi mật, ung thư dạ dày, ung thư trực trang vv… đã tiết kiệm hơn 4 tỷ đồng. Nhưng, với GS.TS. Trịnh Hồng Sơn, “quan trọng hơn là giúp người dân nghèo ở đây được chữa trị kịp thời.”
Để có được kết quả này, nhiều tháng ròng, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn phải có mặt ở khắp các tỉnh biên giới, trực tiếp chuyển giao công nghệ. Nếu không có tinh thần trách nhiệm, tấm lòng vì người bệnh, chắc anh khó trụ được trong bối cảnh xa nhà, phải làm việc trong điều kiện sinh hoạt tạm bợ, dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu như thế. Công việc gia đình, con cái lại đành nhờ một tay vợ chăm lo. Thỉnh thoảng về đến Hà Nội cũng chẳng được nghỉ ngơi vì công việc ở BV dồn lại. Thế nhưng, bất cứ khi nào đồng nghiệp, học trò ở các tỉnh đề nghị hỗ trợ, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn đều sẵn sàng có mặt, hoặc tư vấn, hướng dẫn tận tình.
Ông Nguyễn Công Huấn, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu, chia sẻ: Trước đây, trình độ chuyên môn chung của các bác sĩ ở Lai Châu còn yếu. Từ khi được GS.TS. Trịnh Hồng Sơn và các bác sĩ của BV Việt Đức chuyển giao công nghệ, trang thiết bị, kỹ thuật ngoại khoa, đặc biệt là ngoại tiêu hóa, chúng tôi đã làm thành thạo, trở thành thường qui. Nhiều người bệnh đã được cấp cứu tại chỗ, tránh được tử vong. Lai Châu cũng giải phẫu bệnh được 100%, từ soi tế bào đến sinh thiết, giúp cho việc điều trị chính xác. Từ chỗ yếu mọi mặt, nay Lai Châu đã có thế mạnh về ngoại, hồi sức cấp cứu. Tỉ lệ chuyển tuyến chung còn khoảng 50%. Điều này có ý nghĩa quan trọng với tỉnh vùng biên xa xôi như Lai Châu, vì nhiều người bệnh đã được cứu sống kịp thời, như vụ tai nạn ở cầu Chu Va là minh chứng. Đó chính là kết quả của việc chuyển giao kỹ thuật – tiền đề để BV tỉnh Lai Châu trở thành BV vệ tinh của BV Việt Đức.
“Khi tuyến dưới làm được nhiều kỹ thuật, bệnh nhân chuyển viện giảm, thu nhập ở tuyến trên sẽ giảm?” Nghe tôi hỏi, GS.TS. Trịnh Hồng Sơn cười: Với tôi, làm sao để càng nhiều người được chữa trị tại chỗ, là mong muốn lớn nhất. Giờ đây, nhiều kỹ thuật từng phải chuyển tuyến 100% đã không phải chuyển, hoặc chuyển với tỉ lệ nhỏ, chứng tỏ trình độ của tuyến dưới đáp ứng tốt yêu cầu. Điều này mang lại lợi ích cho người bệnh và đó chính là hạnh phúc của chúng tôi.
Thanh Hằng, baomoi.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.