ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 7/8
Sunday, August 7, 2016 14:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng Trung Quốc kêu gọi chiến tranh nhân dân là sai bản chất; Trung Quốc ngang ngược điều tiêm kích, oanh tạc cơ ra Biển Đông… là tin tức Biển Đông 7/8.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Trung Quốc kêu gọi chiến tranh nhân dân là sai bản chất

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 7/8 - Ảnh 1

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Ngày 2/8, trong một chuyến thị sát ở tỉnh Chiết Giang, ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi quân đội, cảnh sát và người dân nước này nên chuẩn bị “chiến tranh nhân dân trên biển”.

Nhận định về sự việc này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho biết bản chất một cuộc “chiến tranh nhân dân” là huy động lực lượng, sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc, chống lại sự xâm lược từ nước ngoài. Trung Quốc đã có nhiều hoạt động phi pháp trên Biển Đông, chèn ép các nước khác thì không thể gọi là “chiến tranh nhân dân”.

“Hiện tại, có nước nào xâm lược Trung Quốc ở ngoài biển để nước này phải chuẩn bị một cuộc “chiến tranh nhân dân”? Tôi thấy nói như vậy là không đúng với bản chất của “chiến tranh nhân dân””, Trung tướng khẳng định.

Xem chi tiết

Trung Quốc ngang ngược điều H-6, Su-30 ‘tuần tra chiến đấu’ ở Biển Đông

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 7/8 - Ảnh 2

(Ảnh: Sputnik)

Reuters ngày 6/8 cho biết Không quân Trung Quốc đã điều loạt máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tiến hành tuần tra trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong một phần của cái gọi là diễn tập “tuần tra chiến đấu”.

Trên Reuters, Đại tá Shen Jinke của Không quân Trung Quốc cho biết, lực lượng này đã điều nhiều chiếc máy bay ném bom H-6 và chiến đấu cơ Su-30 tiến hành các cuộc tuần tra phi pháp trên không phận quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh đang có tranh chấp với Philippines.

Xem chi tiết

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc nên cư xử đúng mực thay vì làm Biển Đông dậy sóng

“Thay vì coi thường luật pháp quốc tế, gây căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc nên xây dựng chiến lược bền vững, tập trung phát triển kinh tế”, John Feffer, thuộc Viện Nghiên cứu chính sách IPS nói.

Theo ông Feffer, vấn đề Biển Đông đang đặt ra thách thức mới với Con đường Tơ lụa trên Biển Đông của Trung Quốc. Cả Trung Quốc và ông Tập đang đứng trước những quyết định tối quan trọng. Ông Tập cần phải quyết định liệu có theo đuổi chiến lược củng cố quyền lực của Trung Quốc trong vấn đề an ninh, đổi lấy sự phát triển kinh tế – yếu tố vốn đã trở thành nền tảng cho sự thịnh vượng của chính Trung Quốc.

Nếu như không thể ổn định nền kinh tế và đảm bảo tăng trưởng bền vững, ông Tập có thể sẽ phải đối mặt với những bất đồng ngày càng gia tăng trong nội bộ đất nước, chuyên gia này nhận định.

Xem chi tiết

Trung Quốc thuyết phục Ấn Độ không nhắc tới vấn đề Biển Đông tại G20

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 7/8 - Ảnh 3

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Theo tờ Times of India, ngày 12/8 tới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến thăm kéo dài ba ngày tại Ấn Độ.

Chuyến thăm của ông Vương được cho là nỗ lực nhằm thuyết phục Thủ tướng Narendra Modi sẽ không tham gia ủng hộ nước khác về tranh chấp trên Biển Đông trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 9 tới.

Trung Quốc đang lo lắng khi một số quốc gia trong đó có Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong hội nghị lần này sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vừa ra phán quyết hôm 12/7 bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” phi lý của Bắc Kinh, Times of India phân tích.

Xem chi tiết

9 tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, Nhật trao công hàm phản đối

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 7/8 - Ảnh 4

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản hồi tháng 4 (Ảnh: AFP)

Hãng tin Kyodo cho biết, sáng ngày 7/8, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật bản (JCG) phát hiện 2 tàu hải cảnh Trung Quốc quanh quần đảo tranh chấp giữa hai nước Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát. Ngoài ra, 7 tàu khác của Trung Quốc cũng bị phát hiện ở vùng tiếp giáp với khu vực này.

Trước đó một ngày, 230 tàu cá và 7 tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện ở khu vực tiếp giáp xung quanh quần đảo trên, trong đó một số tàu hải cảnh được trang bị sung, JCG cho biết.

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa, nhấn mạnh rằng hoạt động hàng hải trên đã vi phạm chủ quyền của Nhật Bản, khẳng định đây là hành động “không thể chấp nhận được”.

Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo hiện cả Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Tranh chấp này đã gây căng thẳng quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua, đặc biệt sau khi Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo tại khu vực này vào tháng 9/2012.

Xem chi tiết

Nhật Bản phản đối Trung Quốc lắp radar trên biển Hoa Đông

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 7/8 - Ảnh 5

Một trong 16 giàn khoan dầu khí của Trung Quốc được cho là lắp đặt radar trên biển Hoa Đông (Ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật Bản)

Ngày 6/8, những hình ảnh do Nhật Bản công bố trên website Bộ Ngoại giao cho thấy một trong 16 giàn khoan khí đốt của Trung Quốc được đặt radar và camera quan sát, tờ Nikkei cho biết. Radar này được lắp ở dưới bãi đáp trực thăng của giàn khoan.

Theo đánh giá của chính phủ Nhật Bản, hoạt động khai thác dầu khí không cần dùng thiết bị radar này, mà nó thường đường lắp đặt cho các tàu tuần tra. Hiện tại, phía Tokyo đang phân tích hệ thống radar và nêu quan ngại rằng Bắc Kinh có thể tiếp tục tăng cường sức mạnh ở biển Hoa Đông.

Năm 2008, cả hai nước đã đồng ý khai thác chung các mỏ khí đốt tại biển Hoa Đông nhưng kế hoạch này không thành sau khi tranh chấp gia tăng vào năm 2010 khi một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần tra Nhật Bản.

Từ tháng 7/2015, Nhật Bản đã thu thập các hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang đơn phương phát triển và khai thác tài nguyên tại vùng biển tranh chấp giữa hai nước.

Danh Tuyên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.