ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người Tây Nguyên có du canh, du cư?
Thursday, September 15, 2016 6:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tdjl0S1hyQmxrUWcvVjlvS0JzMm80QkkvQUFBQUFBQUFmbzAvVndHd250MWZzNEUyeUNNYUpFdDNLV09nN2dLQ3JzSzBnQ0xjQi9zMTYwMC9iYW90cm92YW5ob2FWTiUyQjAwNS00NjcuanBn

Hãy thử nhìn vào kiến trúc ở Tây Nguyên

Một số dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơ Me ở phía Bắc Tây Nguyên có kiến trúc nhà rông rất đặc sắc. 
Nhà rông làng Kông Rơ Bàng của người Ba Na ở Kontum, được dựng lại đúng y nguyên mẫu, đúng nguyên kích thước tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội, cao đến vài chục mét, bằng một tòa nhà 5 tầng, cột nhà rông to hai người ôm, mái cao vút sừng sững. 
Những dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo-Polynésien không có nhà rông thì lại có kiến trúc nhà dài đặc sắc không kém. 
Nhà dài của ông Ama Thuột (tại thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay) ngày trước dài đến gần 200 mét, đến nổi khi người chủ nhà muốn tập họp con cháu trong nhà thì phải thổi tù và. 
Các làng Ê Đê hiện nay vẫn còn những nhà dài đến vài ba chục mét, cây đòn dông trên mái nhà là một cây gỗ nguyên khối, không thể tìm thấy chỗ nối… 
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tZ1RyRllUUzJLbWsvVjlvS25KMkFkTUkvQUFBQUFBQUFmbzQvTEhNOGR3V3dsTjBCS2NPMFlvX2RnUEw1NGVsZlllbXB3Q0xjQi9zNjQwL2tpJTI1RTElMjVCQSUyNUJGbiUyQnRyJTI1QzMlMjVCQWMlMkJuaCUyNUMzJTI1QTAlMkJkJTI1QzMlMjVBMGkuanBn
Những dân tộc có kiến trúc vững chãi, đồ sộ như vậy chắc chắn không thể là những dân tộc sống tạm bợ, lang thang nay đây mai đó. Họ không hề du cư. 
Người Tây Nguyên chỉ dời làng trong mấy trường hợp: khi có dịch bệnh, chết nhiều người, “đất làng độc, có ma”; hoặc khi mất nguồn nước uống bao giờ cũng được dẫn từ trên đỉnh núi cao xuống, bảo đảm trong sạch; và trong trường hợp chiến tranh bộ lạc ngày trước… Còn thì làng là làng định cư ở một vị trí thuận lợi cho phương thức canh tác cũng không hề du canh. 
Người Tây Nguyên làm rẫy bằng cách đốt một khoảnh rừng và tỉa lúa xuống đấy. Chất mùn do lá rụng lâu năm và chất tro đốt có tác dụng phân bón. Một khoảnh đất canh tác như vậy trong hai hay ba năm thì bạc màu, người ta để hưu canh (ở Tây Nguyên gọi là “rẫy dế”), chuyển sang đốt một khoảnh rừng khác. 
Kỹ thuật chặt và đốt rừng làm rẫy được quy định rất chặt chẽ trong luật tục, không hề lãng phí và không bao giờ để xảy ra cháy rừng … 
Mỗi hộ trong làng thường có từ 10 đến 20 rẫy. Khi đã khai thác đến rẫy thứ 10 hay thứ 20, quay lại rẫy đầu tiên thì đã là 40 đến 60 năm, đủ thời gian cho rừng tái sinh. Đấy là phương thức tìm lấy thức ăn từ rừng và nuôi rừng khôn ngoan đã được tích lũy và thử thách hàng nghìn đời.
Cuốn sách nổi tiếng “Chúng tôi ăn rừng…” của nhà dân tộc học George Condominas chính là nói về cách sinh sống này của người Mơ Nông Gar ở nam Đắc Lắc. Đây là phương thức canh tác “luân khoảnh” – cách gọi đúng hơn “luân canh”, luân canh có thể được hiểu là năm nay trồng loại cây này sang năm chuyển sang trồng loại cây khác. 
Kinh nghiệm được tổng kết ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy nếu mật độ dân số không quá 10 người / km2 thì làm rẫy không hề phá rừng. 
Làng Tây Nguyên định cư ở tâm điểm của vòng luân khoảnh ấy.
Trong thực tế những thời gian cần phải làm việc nhiều ở rẫy những người lao động chính thường sống ở chòi rẫy, trong làng chỉ còn người già và trẻ em. Hết mùa rẫy làng lại đông vui, đây cũng là mùa “Ninh Nông” (mùa không làm rẫy), mùa lễ hội tưng bừng của Tây Nguyên.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tNmpxaEtGVzc5ZncvVjlvTFJQVE1rNkkvQUFBQUFBQUFmbzgvWWY4dXVDeDhKTll1ZXg0aGFjWGplX1hUQ0YyOC1JVm93Q0xjQi9zMzIwL2Jhbi12ZS1tYXktYmF5LWRpLWJ1b24tbWUtdGh1b3QuanBn
Không hiểu đúng phương thức sinh sống và canh tác truyền thống của người Tây Nguyên, nhận định một cách cảm tính rằng người Tây Nguyên du canh, du cư, làm rẫy phá rừng… thì tất yếu không thể hiểu làng, cơ cấu, nền tảng vật chất, không gian sinh tồn, vai trò, vị trí của làng, tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên. Tức cũng không thể hiểu đúng xã hội này, lại vào lúc chúng ta đang muốn tạo ra những thay đổi to lớn nhất xưa nay chưa từng có trên vùng đất và người ở đây. 
Cuộc vận động định canh định cư, thực chất mang nhiều tính chất ép buộc, cũng đã góp phần phá vỡ các làng Tây Nguyên cổ truyền, làm xáo trộn xã hội.
Trích từ “Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên” của nhà văn Nguyên Ngọc
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.