ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điều gì đang xảy ra với đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á?
Friday, October 21, 2016 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không lệ thuộc hoàn toàn, Thái Lan và Philippines đã khoanh vùng một cách rất rõ ràng trong các mối quan hệ song phương với Mỹ và Trung Quốc.

Trong thời gian qua, Philippines và Thái Lan đang cho thấy hành động của họ ngày càng không giống với hai quốc gia có hiệp ước đồng minh với Mỹ.

Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines muốn hướng quốc gia đi theo một chính sách đối ngoại độc lập và điều trở thành yếu tố chính cho sự bất ổn của mối quan hệ Manila-Washington.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Quan hệ Thái Lan-Mỹ cũng trở nên chông chênh kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014 và Bangkok hiện nay dường như tìm kiếm mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Greg Raymond, thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng, sự bất đồng với Mỹ không có nghĩa rằng cả hai quốc gia này muốn thay đổi hiện trạng ở châu Á.

Khác biệt về tư tưởng

Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch bầu cử của mình, Duterte đã ném nhận thức về liên minh Mỹ-Philippines vào tình trạng hỗn loạn.

Cho đến hiện tại, nhà lãnh đạo Manila tiếp tục gia tăng căng thẳng khi tuyên bố muốn kết thúc các cuộc tuần tra chung và không hài lòng với sự hiện diện của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Mindanao.

Động thái của Duterte được cho là đáp trả lời chỉ trích Mỹ về chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ông.

Duterte nói rằng mình đã kỳ vọng Washington sẽ gần gũi với Manila hơn trong sự trỗi dậy của các tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên ông đã không nhận được sự nhiệt tình từ đồng minh thân thiết.

Trong khi đó mối quan hệ Thái Lan-Mỹ cũng đã bắt đầu rục rịch rạn nứt từ năm 2014, khi giới lãnh đạo Thái tiếp tục thay đổi chính sách với Mỹ.

Sau cuộc đảo chính tháng 5/2014, trong cơn giận dữ, Washington cho biết sẽ lên án việc lật đổ chính phủ Yingluck và có động thái hạ cấp hợp tác quân sự.

Kể từ đó, mối quan hệ tiếp tục nổi bật bằng sự chia rẽ khi các quan chức Mỹ đã chỉ trích Thái Lan về vấn đề nhân quyền.

Ngược lại, Thái Lan tìm kiếm một sự gần gũi hơn với Trung Quốc. Hai nước đã tiến hành tập trận chung mới và hải quân Thái Lan mới đây đã công bố kế hoạch mua tàu ngầm từ nước này.

Quyết định trục xuất người Uighur, một dân tộc thiểu số ở miền Tây Trung Quốc với các yếu tố ly khai, và ngăn thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông Joshua Wong nhập cảnh cũng đã chứng minh sự giúp đỡ của Bangkok cho Trung Quốc.

Đặc điểm chung của cả Thái Lan và Philippines là nỗi sợ hãi các cường quốc can thiệp sâu vào chính trị trong nước hoặc can thiệp vào các vấn đề an ninh nội bộ.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.

Với nhiều quốc gia đang phát triển, sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ có thể được hiểu là mục đích gây mất ổn định, bao gồm cả việc hậu thuẫn cho lực lượng đối lập.

Điều này xuất phát từ quan điểm về nhân quyền và các quy định luật pháp khác biệt giữa các quốc gia.

Chẳng hạn, quy định một người chỉ có tội chỉ khi có bằng chứng giống như ở Mỹ không phải được áp dụng hoàn toàn ở Thái Lan và Philippines. Tại đây, mọi mối đe dọa đều có thể bị loại bỏ nếu cảm nhận được sự nguy hiểm.

Điều này đã được thể hiện trong chiến dịch chống ma túy của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và hiện tại là chiến dịch của Duterte.

Sự phản đối của Mỹ bị cho là vô lý, từ đó dẫn đến việc Philippines và Thái Lan luôn có những phản ứng dữ dội với những lời chỉ trích về nhân quyền của họ.

Quan hệ với Mỹ cũng trở nên nóng bỏng về cả chính trị lẫn ngoại giao. Và kịch bản thường thấy là tuyên bố về việc tìm kiếm mối hướng đi thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga – những quốc gia không bao giờ quan tâm đến vấn đề nhân quyền.

Một sự chuyển đổi cơ cấu quyền lực quốc tế đang thay đổi rõ rệt ở Đông Nam Á. Trong đó cán cân Mỹ-Trung đã đổi trọng lượng.

Hợp tác với Mỹ cung cấp sự tiếp cận về khoa học công nghệ; huấn luyện, đào tạo quân sự, cũng như có một chiếc ô vững chắc về an ninh.

Tập trận Hổ Mang Vàng.

Tuy nhiên không quốc gia nào muốn trở thành quân bài trong cuộc chơi cho Mỹ-Trung. Philippines và Thái Lan không muốn thúc đẩy tham vọng bá chủ cho Trung Quốc cũng như không phải là cánh tay vươn dài cho Washington trong khu vực.

Để làm được điều này, các quốc gia thường khoanh vùng một cách rõ ràng trong các mối quan hệ song phương với Washington-Bắc Kinh.

Ví dụ như, bất chấp những lời lẽ chống Mỹ kịch liệt của Duterte, một bài tập không quân chung giữa hai nước vẫn diễn ra theo kế hoạch. Lời đe dọa hủy bỏ các cuộc tuần tra hàng hải Philippines-Mỹ chỉ áp dụng để tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chứ không phải các vùng biển chủ quyền.

Số lượng binh sĩ Mỹ bị yêu cầu rời khỏi Philippines cũng khá nhỏ. Và lời rào trước về việc mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc cũng đơn giản là việc tìm đến những lựa chọn khác biệt hơn.

Với trường hợp của Thái Lan, không có dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn dừng lại cuộc tập trận chung Hổ Mang Vàng lớn nhất khu vực. Trong khi một số cuộc diễn tập quân sự với Trung Quốc đang diễn ra có quy mô nhỏ hơn nhiều.

Đông Nam Á giờ đây đã tìm cho mình một lựa chọn khôn ngoan khi tách quan hệ kinh tế và an ninh chia đều cho Mỹ-Trung. Trong đó Bắc Kinh trở thành đối tác kinh tế chính, nhưng Washington mới là đối tác an ninh được ưu tiên.

Tiến sĩ Greg Raymond cho rằng Mỹ và những cường quốc khác cần phải nhận thức được tư tưởng khác biệt của các nước Đông Nam Á.

Sẽ không có chuyện Thái Lan hay Philippines sẽ hoàn toàn muốn chịu ơn Trung Quốc hoặc dành sự thiện cảm tuyệt đối với Mỹ.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.