GiẢi Nobel VĂn HỌc Hay CÔng CỤ ChÍnh TrỊ?
Wednesday, October 19, 2016 21:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Năm 2016 đánh dấu một giải Nobel Văn học dị thường. Lần đầu tiên trong lịch sử, giải Nobel không được trao cho một người viết văn mà được trao cho một nhạc sĩ. Chủ nhân của giải Nobel Văn học năm nay là Bob Dylan – nhạc sĩ Mĩ từng nổi tiếng về những ca khúc phản đối chiến tranh Việt Nam. Lí do ông được giải, theo Ủy ban chấm giải Nobel, là bởi đã tạo nên những diễn đạt thơ văn mới trong truyền thống ca nhạc của Mĩ. Chúng ta không thể phủ nhận tài năng âm nhạc của Bob Dylan, nhưng như thế không có đó không phải là lí do để ta trao cho ông giải Nobel Văn học.
Về bản chất, âm nhạc và văn chương là hai lĩnh vực khác hẳn nhau. Không ai cho một ca khúc là hay chỉ vì nó có ca từ văn vẻ. Mấu chốt của âm nhạc vẫn là giai điệu và phối khí. Bởi vậy, dùng giải Nobel để tôn vinh một nhạc sĩ đã tạo ra những cách tân thơ văn trong âm nhạc là một điều ngớ ngẩn, dù nhìn từ góc nhìn của người yêu nhạc hay của người yêu văn. Thêm vào đó, liệu Hội đồng trao giải Nobel có dám quả quyết rằng ca từ của Bob Dylan có giá trị văn chương lớn hơn tác phẩm của những người viết văn hiện nay? Chắc chắn họ không dám quả quyết thế.
Có ý kiến cho rằng, những năm gần đây, giải Nobel đang bị chính trị hóa dần dần. Thay vì được sử dụng như một phương tiện thẩm định để tôn vinh những sản phẩm trí tuệ chất lượng cao, giải Nobel đã trở thành một công cụ chính trị phục vụ cho các thế lực quốc tế. Việc trao giải Nobel Văn học cho Bob Dylan chỉ cho thấy xu hướng này đã được đẩy lên đến mức đỉnh điểm và lố bịch. Để thấy thực tế đó, hãy điểm lại những giải Nobel Văn học trong thập kỉ của chúng ta.
Trong tổng số bảy giải Nobel Văn học được trao trong thập kỉ này, có tới năm giải được trao vì lí do chính trị. Nobel Văn học năm 2010 được trao cho Mario Vargas Llosa, một vị nổi tiếng thiên hữu, chống Cộng và ủng hộ kinh tế tự do và năm 1990 từng đi tranh cử tổng thống. Giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho Mạc Ngôn, một nhà văn mà tính chất phê phán xã hội hiện lên ngay trong bút danh của mình. Quan điểm về văn chương của Mạc Ngôn khá giống với Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Ông từng nói rằng: “Nhà văn cần phê phán và khơi gợi sự căm phẫn đối với những mặt trái đen tối của xã hội cũng như sự xấu xa của bản chất con người”. Nói cách khác, cũng như mọi nhà văn cách mạng ở Trung Quốc và Việt Nam, Mạc Ngôn tin rằng nhà văn nào cũng có nhiệm vụ chính trị và phải biến văn chương thành công cụ để phục vụ cho chính trị. Giải Nobel năm 2014 được trao cho Patrick Modiano với lí do rằng ông này đã giúp mô tả những phận người khó nhận thức nhất và phơi bày cuộc sống trong thời Đức quốc xã chiếm đóng. Giải Nobel năm 2015 được trao cho Svetlana Alexievich, một nhà báo chống chế độ thân Nga ở Belarus với lí do theo ban giám khảo rằng: Vì tác phẩm nhiều tiếng nói, đã đặt một công trình kỉ niệm cho những hoạn nạn và dũng cảm trong thời đại của chúng ta. Cần nhớ rằng Svetlana là một nhà báo hơn là một nhà viết tiểu thuyết, và tác phẩm của bà là tập hợp những cuộc phỏng vấn có tính báo chí thay vì một tiểu thuyết có tính văn chương. Có thể coi việc trao giải Nobel cho Svetlana là một bước quá độ để tiến đến việc trao giải cho Bob Dylan trong tiến trình chính trị hóa giải Nobel Văn học.
Khi Bob Dylan được trao giải Nobel Văn học, chúng ta nên cảm thấy tự hào hay nhục nhã?
Tô Lông, bookhunterclub.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo