ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Một xã hội cộng sản xa hoa và tự động hóa
Monday, October 3, 2016 12:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Xã hội xa hoa tự động hóa có thật không? Ảnh: Everett Collection / Rex Feature
Người ta tin rằng một xã hội cộng sản xa hoa và tự động hóa là hướng đi để tiến tới một xã hội hậu lao động, nơi mà máy móc sẽ làm những việc nặng nhọc và lao động, như ta vẫn hay hiểu, sẽ chỉ còn là một thứ thuộc về quá khứ.
Khi mà robot tràn vào các xưởng sản xuất, những thuật toán điều khiển xe cộ và các màn hình điện tử dẹp bỏ thói quen xếp hàng tính tiền, tự động hóa sẽ trở thành phong trào mới. Người ta nói rằng robot đang cướp đi việc làm của con người.

“Thì cứ để robot làm đi”, những nhà cộng sản xa hoa sẽ trả lời như thế.

Thời đại mới đang mang đến một số lượng lớn những tiến bộ và lợi ích không thể chối cãi được, những thứ sẽ khiến cho lao động khổ sai trở nên ngu ngốc.

Cánh đồng tự động hóa và phúc ân của máy móc

Là một hệ tư tưởng hướng tương lai thuộc cánh tả của hệ thống chính trị, xã hội cộng sản xa hoa và tự động hóa (FALC) hướng đến việc tận dụng tối ta giá trị của tự động hóa. FALC nghe có vẻ như có mâu thuẫn nội tại, nhưng vấn đề là ở chỗ đó: cái gì gắn mác là cộng sản xa hoa đều có vẻ khó hiểu.

“Xu hướng mới trong thế giới tư bản là tự động hóa lao động, những gì được làm bởi bản tay con người trước đây sẽ được tự động hóa”, Aaron Bastani, đồng sáng lập Novara Media, phát biểu, “Theo đó, nhu cầu ‘không tưởng’ là làm thế nào để tất cả mọi thứ đều được tự động hóa và làm thế nào để chung hóa tài sản được sản xuất tự động”.

Bastani và những nhà cộng sản khác tin rằng thời đại của những sự thay đổi lớn là một cơ hội để biến xã hội hậu lao động thành hiện thực, nơi mà máy móc sẽ làm việc thay con người, không phải là để kiếm lợi nhuận, mà là để phục vụ cuộc sống.

“Các nhu cầu thay đổi về mặt chính sách là, làm việc 10 đến 12 tiếng một tuần, lương căn bản xã hội, các phúc lợi xã hội như nhà ở, giáo dục, y tế, vân.. vân..”, ông nói, “Có thể có vài việc vẫn cần có bàn tay con người làm, như quản lý chất lượng chẳng hạn, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ”. Con người sẽ bước đến một cánh đồng tự động hóa nhờ phúc ân của máy móc.

“Lấy Uber làm ví dụ. Một công ty quy mô lớn”, Bastani nói, “Công ty này cho rằng đến năm 2030, thế giới sẽ tràn ngập bởi hệ thống xe tự lái. Hiện tượng này sẽ không cần phải có sự quản lý của các công ty tư nhân. Tại sao vậy? Ở Luân Đôn, chúng ta có hệ thống xe đạp Boris thì cớ gì mà Uber không thể tràn ra thế giới với hệ thống xe tự lái tự quản phi lợi nhuận?”

Đây mới chỉ là khởi đầu

Tư tưởng này đến từ các xu hướng hiện tại của xã hội. Nhìn chung, tỷ lệ phát triển công nghệ và năng suất lao động đang tăng lên, trong khi lương thì không tăng nổi và các nhà máy thì cứ cắt việc liên tục. Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng 35% việc làm ở UK đang trong “nguy cơ” bị tự động hóa. Giáo sư Erik Brynjolfsson và James McAfee ở MIT, trong tài liệu nổi tiếng của họ mang tên Thời Đại Máy Móc Thứ Hai (Second Machine Age), cho rằng robot chỉ mới bắt đầu mà thôi.

Cánh đồng tự động hóa của nhân loại sẽ đạt được bằng phúc ân của máy móc. Ảnh: HD Wallpaper
Tự động hóa trong thời đại này đang mang đến một số lượng lớn những lợi ích vượt ra cả việc xóa bỏ lao động khổ sai. Những công nghệ như in 3D và thuật toán vi tính đã phát triển đến mức có thể vượt qua con người. Thời đại của máy móc xa xỉ đang tiến đến gần.

“Tôi không nói rằng ta đã đang ở trong xã hội như thế, mặc dù trong một số lĩnh vực, rõ ràng là chúng ta đang hướng tới một xã hội như thế”, Bastani nói, “ví dụ như trong ngành truyền thanh và truyền hình, chúng ta đã đạt đến một xã hội hậu khan hiếm. Spotify hay là iTunes hay là mô hình giống như Wikipedia, hiện chúng không trực tiếp tạo ra cái ăn, nhưng sự thay đổi tư duy về mặt phần mềm này sẽ nhanh chóng biến thành sự thay đổi thật sự trong xã hội, một khi nó gắn liền với các công nghệ tạo ra vật chất, như in 3D hay sợi tổng hợp sinh học”.

Không chỉ Bastani tin vào thời đại hoàng kim của tự động hóa. Các thành viên cảnh tả của nhóm Kế Hoạch C đã cho ra một khẩu hiệu “Xã hội xa hoa cho tất cả” trong các cuộc thảo luận của họ, cũng như một kênh Tumblr chất lượng cao gọi là Cộng Sản Xa Hoa (Luxury Communism) đang lan truyền những ý tưởng tương tự. Châm ngôn này cũng đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình của sinh viên.

Trong khi đó, Brynjolfsson cho rằng ý tưởng về một xã hội tự động hóa xa hoa không có gì là lạ lẫm. Ngược lại, “Một thế giới giàu có và rất xa xỉ, không chỉ là khả thi, mà là rất khả thi”, ông nói “Nhiều thứ chúng ta cho là điều kiện sống tất yếu của ngày hôm nay – điện thoại, xe, và các ngày thứ bảy được nghỉ làm – đều đã từng là những thứ rất xa xỉ hồi xưa”.

Xã hội cộng sản xa hoa tự động sẽ cướp đi việc làm bánh, thay vì cướp đi bánh. Ảnh: Bettmann/Corbis
“Công nghệ có thể tạo ra các lợi ích to lớn”, Brynjolfsson viết, “nhưng con đường để đến sự trù phú đó có thể sẽ rất khó đi do bị các thói quen kinh doanh cũ kỹ làm gián đoạn công cuộc tạo nên giá trị”.
Cộng sản xa hoa ở Anh

Cộng sản xa hoa ở Anh khởi động từ hồi những năm 2000 trong các hoạt động biểu tình khi nhóm Kế Hoạc C đã đưa ra thông điệp “Xã hội xa hoa cho tất cả” trong một cuộc diễu hành ở Berlin.

“Đối với chúng tôi, dường như yêu sách này đã tóm tắt lại tất cả các đường hướng của hoạt động cộng sản thời đại  mới”, các thành viên nhóm Kế Hoạc C cho biết. Đường lối của nhóm này bắt nguồn từ bộ ba tác phẩm Sao Hỏa Đỏ của Kim Stanley Robinson, nói về một xã hội xã hội chủ nghĩa không tưởng trên hành tinh Đỏ. Một Đường Lối Ngôn Ngữ, một tác phẩm về xã hội không tưởng hồi những năm 1970 bởi ba nhà kiến trúc sư cũng là một nguồn cảm hứng. Bastani nói rằng, theo ông hiểu, FALC được dựa trên việc người đương đại đọc và hiểu tác phẩm của Grundrisse Tư Bản của Marx.

Tất nhiên, lịch sử đã làm hỗn loạn các thiết kế của những xã hội không tưởng công nghệ cao và phi lao động. Những nhà tư duy như Marx và Bertrand Russell đã khẳng định rằng khoa học, công nghệ và sự hợp tác của con người sẽ giải phóng nhân loại khỏi xiềng xích lao động.

“Viễn cảnh về việc giảm thiểu lao động cho tất cả người dân là một ý tưởng không mới lạ gì trong suy nghĩ và các tác phẩm về xã hội không tưởng”, Howard Segal, giáo sư khoa lịch sử khoa học và công nghệ ở đại học Maine và là tác giả của cuốn: “Xã hội không tưởng: Lịch sử ngắn gọn” (Utopias: A Brief History).

Ông trích dẫn ngành công nghiệp quân sự của Edward Bellamy trong cuốn Nhìn Lại (Looking Backward) (1888) và các bài viết của người theo chủ nghĩa công nghệ (Technocrats) hồi giữa thập kỷ 90. Nhưng cộng sản xa hoa được miêu tả cụ thể hơn nhiều trong các phim khoa học viễn tưởng như Star Trek, với sự nhân bản và bình đẳng chính trị, hoặc vũ trụ văn hóa công nghệ cao hậu khan hiếm của Iain Banks.

Chó máy và chó thật. Ảnh: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images

Sau hết, Bastani cho rằng FALC đang đạt tới một xã hội mà công nghệ cao thay thế lao động và được sở hữu tập thể. Ông tin rằng việc làm trong tương lai sẽ rất ít, như là việc bảo trì hệ thống in 3D hay các robot nông nghiệp, những việc như thế sẽ được tập thể giải quyết như cái cách mà chúng ta làm với Wikipedia – phân quyền và không phân cấp.

Nhưng trước đó, và để đạt tới đó, ông hi vọng sử dụng tư tưởng về cộng sản xa hoa để thay đổi cách nhìn về nó. Điều này lại liên quan đến chính trị.


Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.