ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nước mắm nhiễm thạch tín: Người tiêu dùng rơi vào ‘ma trận’
Friday, October 14, 2016 7:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thông tin nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép đã khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang trong mấy ngày qua.

Thông tin về thạch tín quá cao trong nước mắm

Gần đây, theo kết quả khảo sát của một phóng viên được đăng tải trên báo điện tử Thanh Niên ngày 12/10, trong 106 mẫu nước mắm thành phẩm mua trực tiếp trên thị trường được đem đi kiểm nghiệm về thành phần độ đạm và thạch tín thì có 80/106 vượt ngưỡng arsen, chiếm 75,5% trên tổng số 106 mẫu đã được xét nghiệm.

Thạch tín hay còn gọi là arsen là một loại chất không mùi, không màu, không vị, có độc tính gấp 4 lần thủy ngân và gây nguy hại đến tính mạng con người chỉ với lượng nhỏ bằng hạt đậu. Đáng báo động, cũng theo kết quả khảo sát của báo Thanh Niên, có tới hơn 90% mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt quá mức an toàn sức khỏe. Cụ thể, 75/83 mẫu (các mẫu có độ đạm được ghi trên nhãn >= 25 độ) có hàm lượng thạch tín vượt quá mức an toàn cho sức khỏe so với quy định (chiếm 90,4%).

Các mẫu nước mắm này được mua ở khắp các đại lý, siêu thị, cửa hàng từ 13 địa phương từ Bắc đến Nam với đủ các thương hiệu.

Ảnh minh họa.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định, tất cả các sản phẩm nước mắm (nước chấm) được bán ra thị trường thì nồng độ thạch tín không vượt quá 1 mg/lít.

Thông tin trên khiến các bà nội trợ vô cùng lo lắng, chị Nguyễn Thị Phương trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội chia sẻ với PV Trí Thức Trẻ, từ trước đến nay gia đình chị đều sử dụng nước mắm có độ đạm cao từ 45 độ trở lên. Chị Phương nghĩ rằng độ đạm cao là tốt cho sức khoẻ thay vì ăn các loại nước mắm có độ đạm thấp. Nhà chị là tín đồ của một loại nước mắm có độ đạm 60 nên khi nghe nước mắm chứa thạch tín chị rất hoang mang.

Một chuyên gia về nước mắm nhận định: “Nhiều thương hiệu nước mắm đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích độ đạm cao nên công bố trên nhãn chỉ số độ đạm rất cao. Thực chất khi kiểm tra thì độ đạm thấp hơn nhiều so với con số công bố. Điều này có thể nói, đây là hình thức gian lận thương mại, dối trá trong làm ăn, đánh lừa khách hàng”.

Điều này đặt ra câu hỏi người tiêu dùng Việt phải làm gì khi đang rơi vào “ma trận” thông tin về những sản phẩm mà mình đang sử dụng hàng ngày?

Quyền lợi của người tiêu dùng cần được bảo vệ

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Không thể đánh đồng và hiểu theo nghĩa nước mắm độ đạm cao nhiễm thạch tín”.

Trong quá trình sản xuất, nước mắm có nhiễm thạch tín do ba nguyên nhân: Thứ nhất, do nước dùng trong sản xuất nước mắm nhiễm thạch tín, điều đó có nghĩa nguồn nước sản xuất trong khu vực nhà máy có nhiễm thạch tín.

Thứ hai, có thể do thạch tín nhiễm trong cá. Theo đó do cá sống môi trường nước nhiễm thạch tín nên chất này có trong cá, khi ủ cá sản xuất nước mắm thạch tín trong cá tiết ra nên nước mắm bị nhiễm.

Thứ ba, có thể do muối dùng ướp cá có nhiễm thạch tín.

“Thạch tín là chất cực độc từng được dùng có thể giết người, nếu nhiễm thạch tín nhiều có thể gây chết người. Nếu ít, thạch tín nhiễm vào não, gan gây nguy hiểm đến sức khỏe”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

Ông Thịnh nhấn mạnh: “Tôi đề nghị cơ quan chức năng phải vào cuộc làm rõ nước mắm nào nhiễm thạch tín vượt ngưỡng, công bố tên sản phẩm đơn vị kinh doanh, không thể nói chung chung để tránh lo lắng hoang mang người dân. Không thể đánh đồng nước mắm chung như vậy vừa ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp vừa gây lo lắng cho người dân”.

“Bên cạnh đó, cần công khai thông tin để doanh nghiệp có sản phẩm nhiễm thạch tín vượt ngưỡng biết, tìm nguyên nhân gây nên nhiễm thạch tín và xử lý nhằm đảm bảo uy tín và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra nhận định.

Trước đó, phát biểu tại Hội thảo “Nước mắm – Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” do Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp cùng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 10/10/2016, TS Trần Thị Dung, chuyên gia Công nghệ chế biến và bảo quản thuỷ sản đề xuất cần phải kiểm soát histamine (via khuẩn gây ngứa) trong nước mắm để đảm bảo sự an toàn. Ông Lê Văn Giang, Phó cục trưởng Cục ATTP Bộ Y tế khẳng định: “Bộ Y Tế sẽ quan tâm đến thông tin về việc kiểm soát hàm lượng thạch tín với độ đạm cao từ phía doanh nghiệp kiến nghị”.

Kiều Hương (T.H)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.