ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chiến lược 3 bước của Trump ở Ukraine
Tuesday, November 15, 2016 6:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trump là nhân vật hội tụ đủ mọi điều kiện trong giải quyết toàn vẹn cuộc khủng hoảng Ukraine khi tâm thế luôn hướng đến sự hợp tác với Nga.

Việc Nga sáp nhập Crimea cũng như các bước đi ​​quân sự tiếp diễn ở Donbas, Ukraine là một trong những bất đồng sâu sắc nhất giữa Moscow và các quốc gia phương Tây trong vài năm trở lại đây.

Cuộc khủng hoảng Ukraine là nguyên nhân khiến quan hệ Mỹ-Nga trầm trọng tới mức tiệm cận mức độ một cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ, đồng thời phá vỡ tất cả các đối thoại mang tính xây dựng trước đó giữa hai quốc gia.

Trump có cơ hội giải quyết khủng hoảng Ukraine khi là nhân vật hiếm hoi muốn bình thường hóa quan hệ với Nga.

Trước mắt vấn đề tại khu vực nóng bỏng này được dự báo sẽ có những thay đổi rõ rệt khi Donald Trump – Tổng thống tân cử nước Mỹ bước vào văn phòng Nhà Trắng tháng 1 năm sau.

Tuy nhiên giới quan sát nhận định, dường như Trump sẽ không dành một sự ưu tiên cao về chính sách đối ngoại trong giải quyết các xung đột tiềm tàng ở Ukraine.

Trong chiến dịch tranh cử của mình Trump cho biết, ông sẽ bắt đầu một cách tiếp cận hoàn toàn mới với Nga, đối phó với Tổng thống Nga Putin cùng vòng tròn quyền lực của nhà lãnh đạo này dựa vào các kỹ năng đàm phán đã được mài dũa trong suốt sự nghiệp kinh doanh.

Tờ National Interest nhận định đây là thời điểm tốt nhất để Trump tận dụng dư âm chiến thắng cuộc bầu cử để tiếp cận với Putin bằng một kế hoạch mới nhằm kêu gọi hai bên xuống thang cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như đặt nền móng cho chương trình xây dựng hòa giải giữa Mỹ và Nga.

Nếu Trump kế thừa và tiếp nối chính sách hiện nay, nó sẽ làm gia tăng thêm nhiều bất ổn, kéo theo một cuộc chạy đua vũ khí tốn kém và nguy hiểm, đồng thời làm leo thang cuộc đối đầu quân sự giữa các thành viên NATO và Nga.

Để tránh những điều này, giới quan sát cho rằng Donald Trump sẽ phải vứt bỏ hoàn toàn chính sách của Mỹ trước đó vốn luôn bị coi là mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Nga. Trong đó bao gồm việc mở rộng sức ép của NATO lên Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh – khi tăng từ 16 quốc gia lên đến 29 quốc gia. Cũng như các sáng kiến chính sách đối ngoại dưới thời các đời Tổng thống Bill Clinton, Bush (con) và Obama bằng các hoạt động ở Serbia/Kosovo (1999), cuộc chiến Iraq (2003), Lybia (2011), bên cạnh các cuộc “cách mạng màu” ở các nước cộng hòa Liên Xô cũ.

Tổng thống Putin cảm nhận được đây là những động thái cả trực tiếp lẫn gián tiếp gây mất ổn định tới chế độ hiện nay ở Moscow. Và triển vọng về việc Ukraine gia nhập NATO là điều đặc biệt đáng lo ngại hơn.

Trong chiến dịch của mình Tổng thống đắc cử Trump từng mô tả các chính sách của Mỹ trong tương lai sẽ là xây dựng một mối quan hệ hoàn toàn mới với Nga trong đó bao gồm cả cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ukraine gia nhập NATO là điều đặc biệt đáng lo ngại đối với Nga.

Jeffrey Burt, James Hitch và Peter Pettibone – ba chuyên gia luật kỳ cựu về đàm phán các vấn đề tranh chấp Nga-Ukraine cho rằng Trump có thể áp dụng chiến lược ba bước sau đây để sắp xếp lại quan hệ này.

Đầu tiên, Nga và phương Tây nên thống nhất lại việc “công nhận hay không công nhận” về tình trạng của Crimea hiện tại.

Đây là cách thức hòa bình nhất mà hai bên nên cân nhắc khi nó từng được ba nước Baltic sử dụng vào năm 1940 để rời khỏi Liên Xô.

Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi ý nguyện của Crimea về việc ở lại Nga hay ra đi là xuất phát từ nguyện vọng của người dân nơi đây và không có sự can thiệp hay tác động từ bất cứ phía nào, kể cả là Ukraine, Nga hay Mỹ.

Trước đó, cuộc trưng cầu hồi năm 2014 cho thấy có 96,77% người dân Crimea đồng ý sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Crimea Aksjonow ký xác nhận bán đảo Crimea từ nay là một phần của nước Nga. Tuy nhiên các quốc gia phương Tây cũng như phía Ukraine đã không chấp nhận cuộc trưng cầu này.

Thứ hai, một số học giả Mỹ cho rằng các bên phải đồng ý duy trì hiện trạng của Donbass như là một phần của Ukraine, bên cạnh việc thực thi hiệu quả một lệnh ngừng bắn.

Trước đó Nga được cho là đã từ bỏ ý định giúp khu vực này trở thành một quốc gia độc lập. Thay vào đó, Moscow ưu tiên việc Donbass trở thành các khu vực tự trị trong Ukraine.

Thứ ba, Mỹ, Châu Âu, Nga và Ukraine nên cùng nhau hợp lực để đưa ra gói cứu trợ tổng thể giúp phục hồi kinh tế ở Ukraine.

Điều này không chỉ giúp cho bản thân Ukraine mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên, bao gồm cả Nga.

Jeffrey Burt cho rằng sáng kiến ​​này phải đến từ một chính quyền mới của Mỹ, khi có thể rũ bỏ hoàn toàn chính sách cũ trước đó. Đồng thời bản thân ông Putin cũng như Tổng thống đắc cử phải thực sự muốn khôi phục lại mối quan hệ Mỹ-Nga đi theo con đường tích cực.

Hàng tỷ đô la viện trợ kinh tế sẽ có ý nghĩa đối lớn với Ukraine, bao gồm: (a) Khoản tiền cho việc phục hồi cơ sở hạ tầng; và (b) Quỹ để bồi thường cho hàng chục ngàn người tị nạn và người dân mất nhà cửa, tổn thất về vật chất cũng như bị thương tích.

Các lãnh đạo hiện nay của Nga và Mỹ có quan điểm rất khác nhau về lợi ích quốc gia, một thực trạng luôn luôn tiếp diễn kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Jeffrey Burt, James Hitch và Peter Pettibone cho rằng Donald Trump là nhân vật phù hợp nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, bởi hơn bất kỳ chính khách nào từ trước đến nay, ông là người duy nhất sẵn sàng muốn có một sự hợp tác, tìm tiếng nói chung thực sự với nước Nga

Với việc chính thức bước chân vào Nhà Trắng trong hơn hai tháng nữa, Trump nên chủ động đi theo chiến lược nói trên hoặc một số hướng đi tương tự, để có thể cung cấp một lối thoát ra khỏi vũng lầy chính trị đáng ngại mà cả Nga lẫn Mỹ đều đang kéo nhau lún sâu vào trong đó.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.