ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao ông Trump chọn người từng phỉ báng mình làm Ngoại trưởng Mỹ?
Thursday, November 24, 2016 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Donald Trump tiếp tục khiến chính trưởng Mỹ đau đầu khi lựa chọn một nhân vật từng phỉ báng mình và “chống Nga” kịch liệt cho vai trò Ngoại trưởng.

Chính sách đối ngoại của Washington phụ thuộc rất nhiều vào việc Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai vào tham gia vào chính quyền của ông, trong đó đáng chú ý nhất là sự lựa vị trí Ngoại trưởng Mỹ tiếp theo – nhân vật sẽ đóng vai trò quan trọng trong hợp tác với Nga tại Syria.

Thiếu tướng về hưu Michael T. Flynn nhận vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia trong chính quyền của Trump.

Thành phần nội các tương lai của Trump tiếp tục là tâm điểm của truyền thông trong vài ngày qua khi hàng loạt các gương mặt bất ngờ được đưa vào tầm ngắm.

Trong đó “danh sách trong mơ” của Trump hiện tại đã bao gồm dân biểu Mike Pompeo trở thành Giám đốc CIA, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Michael T. Flynn nhận vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia, Stephen K. Bannon trở thành cố vấn cấp cao và Reince Priebus – Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa nắm giữ vị trí Tham mưu trưởng Nhà trắng.

Trong khi vẫn còn chưa rõ ai sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ tiếp theo của nước Mỹ, giới quan sát cho rằng nhân vật được chọn chắc chắn sẽ hé mở phần lớn chính sách đối ngoại mà Trump thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Trước đó, khi Cố vấn An ninh Quốc gia mới – tướng Flynn – người có tư tưởng hợp tác với Nga được chọn, truyền thông phương Tây nhận định gần như chắc chắn Moscow và Damascus sẽ là đồng minh tiềm năng của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS trong thời gian tới.

Chuyên gia Mathew Maavak từ Malaysia đánh giá mọi thứ đang theo đúng ý nguyện của người dân Mỹ. Ông Donald Trump sẽ không thể trở Tổng thống nếu như người dân nước này không thấy mọi thứ mà chính quyền cũ đã làm ở Syria là điều khủng khiếp. Bởi vậy bước đi này sẽ xây dựng lại hình ảnh của nước Mỹ ở Trung Đông.

Tuy nhiên dù Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Nga trong việc ổn định Syria, nhưng cường quốc này sẽ không bắt tay với Trung Quốc cũng như không thực sự quan tâm đến Iran, Maavak nhấn mạnh.

Ông dự đoán nếu Ngoại trưởng Mỹ tiếp theo là Dana Rohrabacher hoặc Rand Paul – họ sẽ mang lại những thắng lợi lớn trong đối ngoại cũng như mang lại những cơ hội thương mại ở nước ngoài. Ngược lại, Mitt Romney có thể sẽ làm mọi thứ trở nên thảm họa hơn.

Mitt Romney gây tranh cãi khi được nhắm vào chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ.

Đặc biệt Rohrabacher là nhân vật ủng hộ nền tảng mở rộng hợp tác với Moscow và đề nghị Mỹ cần “lôi kéo” Nga trở lại từ tay Trung Quốc. Tuy nhiên hạn chế về kinh nghiệm của ông được giới quan sát đánh giá là chỉ phù hợp với các vấn đề trong nước.

Theo báo cáo mới nhất của Wall Street Journal, cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney đang là người dẫn đầu trong cuộc đua tới chiếc ghế người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ.

Các phương tiện truyền thông cũng suy đoán tướng James Mattis có rất nhiều khả năng trở thành lựa chọn của Trump cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.

Đáng chú ý là cả Romney và Mattis được biết đến là những nhân vật có lập trường cứng rắn với Nga.

Hồi năm 2015, Mattis từng gọi động thái “chống lại Ukraine” của Nga trên thực tế còn “nghiêm trọng hơn” so với những gì mà Washington và Liên minh châu Âu cáo buộc.

Về phần mình, ông Mitt Romney không ngần ngại gọi Nga là “kẻ thù địa chính trị số một” của Mỹ trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2012.

Một số đồng minh của ông Donald Trump đã phản đối kịch liệt sự lựa chọn Romney vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ với những lý do rằng nhân vật từng nhiều lần phỉ báng nhà tỷ phú sẽ không phải là một người “trung thành”.

Mọi thứ hiện tại vẫn hết sức khó đoán khi ông Trump lựa chọn một nhân vật Cố vấn An ninh Quốc gia gần gũi với Nga nhưng lại đưa vào tầm ngắm một Ngoại trưởng Mỹ có sự đối địch rất lớn với Moscow.

Trong khi một số nhà phân tích cho rằng Tổng thống Mỹ mới đắc cử sẽ tập trung vào việc đánh bại IS ở Trung Đông, một số ý kiến khác lại nói Washington sẽ tập trung nguồn lực của mình trong việc kiềm chế Trung Quốc ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo Maavak, ông Donald Trump đủ thông minh để biết rằng Trung Đông là một mồi lửa trên bờ vực của sự tự sụp đổ. Mặc dù đã chi hơn 300 tỷ USD mỗi năm trên danh nghĩa thiết lập và đảm bảo an ninh vùng Vịnh, Mỹ vẫn không thể cứu vãn được tình hình đang đi xuống.

Chuyên gia này tin rằng Trump sẽ tìm kiếm cơ hội thương mại Á-Âu, khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thậm chí cả Mỹ Latinh, thay vì gia tăng căng thẳng giữa Washington với các đối thủ cạnh tranh địa chính trị của mình trong khu vực.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.