ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Quốc hội xem xét dừng dự án điện hạt nhân?
Thursday, November 10, 2016 19:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Sau sự cố môi trường biển miền Trung và trong bối cảnh kinh tế mới, việc xem xét dừng dự án điện hạt nhân được đánh giá là “đúng lúc, cần thiết”.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8teE96WmZsSnhxejgvV0NVdXRGbERFVkkvQUFBQUFBQUFnVGMvMmktTUJYNlJpb29jVk16SXJyRk1RdVRTM0NPeW9IOHh3Q0xjQi9zMTYwMC9tb19oaW5oX2RpZW5faGF0X25oYW4uanBn
Ngày 10/11, bên hành lang Quốc hội, ông Lê Hồng Tịnh (Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường) chia sẻ với báo chí quan điểm về việc Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét dừng triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. 
- Những lý do chính nào khiến Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét dừng triển khai dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận?
- Chủ yếu là tính khả thi của dự án không còn, giá điện dự kiến trước đây khoảng 4,9 cent/kWh nay đã lên tới trên 8 cent/kWh. 
Bối cảnh năm 2009, khi Chính phủ trình Quốc hội dự án điện hạt nhân, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 9-10%, kéo theo nhu cầu tăng trưởng điện từ 17-20%. Khi đó Chính phủ lấy phương án 22% để điều hành, nhằm đảm bảo nhu cầu điện của đất nước. Nhưng hiện tại tăng trưởng kinh tế đã thấp hơn nhiều, khoảng 6-7% một năm, nên tốc độ tăng trưởng điện năng cũng thấp hơn, khoảng 11% trong 5 năm tới và 7-8% sau 10-20 năm nữa.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tbWxOOE8wbHhOd0EvV0NVdWUzVDJYWkkvQUFBQUFBQUFnVFkvNE0tZjBRMFl1SU1UNnZnQTZna0Y4alJVMURKQkYtYm1BQ0xjQi9zMTYwMC9MZS1Ib25nLVRpbmgtOTkzMi0xNDc4NzczMTE5LmpwZw==
Ông Lê Hồng Tịnh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường.Ảnh: Giang Huy
Hiện nay công nghệ tiết kiệm điện phát triển đã hạn chế tiêu tốn năng lượng. Từ nay tới năm 2021, cung điện đáp ứng tốt nhu cầu trong nước. Ngoài ra, năng lượng tái tạo bắt đầu phát triển, giá thành thấp chỉ trên dưới 5 cent/kWh, nước ta đang có nhiều vùng để phát triển điện gió ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu… Với dự báo giá dầu khó vượt 50 USD một thùng nên nguồn thay thế là khí LPG sẽ có giá thành hợp lý, đây cũng là nguồn nguyên liệu sạch chúng ta có thể nhập để phát điện.
Trong câu chuyện điện hạt nhân thì vấn đề giải quyết chất thải khi triển khai dự án cũng cần bàn, nhất là sau sự cố môi trường biển miền Trung vừa qua.
Một lý do nữa nên dừng triển khai dự án điện hạt nhân ở thời điểm hiện nay là nợ công đã sát trần. Nếu tiếp tục đầu tư một dự án lớn, nợ công có nguy cơ tăng nữa. Tất nhiên không đầu tư điện hạt nhân thì chúng ta có thể đầu tư vào phát triển các dự án điện khác để đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu điện của đất nước. Hạ tầng trước đây đã làm ở Ninh Thuận có thể dùng những việc khác, ví dụ giải phóng mặt bằng làm điện mặt trời, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp…
- Nếu làm tiếp dự án điện hạt nhân thì phải đầu tư tới 400.000 tỷ đồng, ông đánh giá ra sao về con số này?
- Trước đây vốn dự kiến đầu tư dự án là 200.000 tỷ đồng, giờ tính toán thấy đã tăng lên gấp đôi, nếu triển khai chậm thì vốn còn đội cao hơn. Sau này liên quan đến tháo dỡ, tính vào giá điện còn cao nữa.
- Nếu Quốc hội quyết định dừng, vấn đề liên quan các đối tác đã ký sẽ như thế nào?
- Sau này các bộ, ngành liên quan phải có những trao đổi, thương thảo hợp lý, vì việc dừng dự án có những lý do “bất khả kháng” như tôi đã nêu.
- Các nhân sự được cử đi nước ngoài đào tạo về điện hạt nhân sau này sẽ làm gì?
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lúc nào cũng cần thiết. Trước mắt một số tổng công ty phát điện, nhà máy điện đang triển khai có thể sử dụng nguồn nhân lực này, không để lãng phí. 
- Ông bình luận ra sao khi có ý kiến cho rằng quyết định dừng dự án này là một “sự dũng cảm”?
- Đúng vậy, tôi cho rằng việc đề xuất dừng dự án điện hạt nhân là một sự dũng cảm. Việt Nam là nước đi sau về điện hạt nhân, thời điểm đề xuất làm giá dầu cao nên nghĩ điện hạt nhân là cần thiết, về sau tình hình khác đi, chúng ta phải dừng dự án sớm để tránh có thêm tổn thất.
- Đã có quốc gia nào phải đối mặt với bài toán khó khi quyết định đầu tư điện hạt nhân?
- Có chứ. Ví dụ Nam Phi gần như chuẩn bị xong rồi phải dừng. Hay tại Đức, nhiều nhà máy được lên kế hoạch bỏ hoặc dừng vì thay đổi về công nghệ, vì yêu cầu an ninh, xử lý chất thải. Chúng ta dừng dự án ở thời điểm này là đúng lúc và cần thiết.
Ngày 25/11/2009, với 382 đại biểu tán thành (đạt tỷ lệ 77,48%), Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm hai nhà máy, mỗi nhà máy có hai tổ. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải với công suất mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW.
Võ Hải – Anh Minh
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.