ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí ẩn 12.000 người chết vì sương mù ở London đã được giải đáp
Saturday, December 17, 2016 6:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những bí ẩn kéo dài hàng thập kỷ xung quanh vụ hàng chục ngàn người chết ở Anh vì sương mù nay đã được một nhóm các nhà khoa học quốc tế tìm ra lời giải đáp.

Cụ thể, vào tháng 12 năm 1952, một đợt sương mù dày đặc đã phủ khắp thành phố London, Anh. Theo ước tính của các chuyên gia, hơn 12.000 người đã chết và hơn 150.000 người khác đã phải nhập viện vì hình thái thời tiết trên. Nhiều người chết trong lúc đang nằm ngủ. Ngoài ra, hàng ngàn động vật cũng bị chết bất ngờ mà không ai lý giải nổi.

Khoảng 12.000 người đã chết do sương mù ở London vào năm 1956.

Trong đợt rét đột ngột vào ngày 5/12 năm đó, những hạt lưu huỳnh hòa vào với khói do đốt than đã khiến những lớp sương mù màu vàng có mùi giống mùi trứng thối.

Khi sương mù bắt đầu xuất hiện, người dân London vẫn không mấy để ý vì hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên. Nhưng vài ngày sau tầm nhìn giảm xuống chưa đến 1m khiến nhiều người gặp vấn đề về hô hấp.

Thậm chí, người ta còn không nhìn thấy chân của mình khi đang đứng trong sương, các phương tiện giao thông ngừng hoạt động, trừ hệ thống tàu điện ngầm. Chim bay đâm thẳng vào những tòa nhà và những vụ trộm cắp gia tăng đột biến do những tên trộm có thể dễ dàng chạy trốn.

Tới tận ngày 9/12, những lớp sương mù dày đặc mới bắt đầu tan sau khi bị những cơn gió lạnh thổi ra Biển Bắc. Sự kiện trên dẫn đến sự ra đời của Đạo luật Không khí sạch vào năm 1956, trong đó hạn chế những hoạt động đốt than ở khu vực thành thị của Anh.

Dù đã áp dụng đạo luật trên nhưng 10 năm kể từ năm 1956, một làn sương tương tự cũng đã khiến ít nhất 100 người London thiệt mạng.

London được gọi là thành phố sương mù.

Một nhóm các nhà khoa học ngày nay tin rằng họ đã giải đáp được bí ẩn về nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng trên cũng như bản chất thực sự của đám sương khói thông qua những thí nghiệm và đo đạc, phân tích không khí ở Trung Quốc, nơi có 16 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Công trình nghiên cứu của những nhà khoa học trên đã được đăng tải trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

“Chúng ta đều biết rằng sunfat là một thành phần chủ yếu tạo ra sương mù, và những hạt acid sulfuric được hình thành từ khí sulfur dioxide, xuất hiện trong quá trình đốt than thông thường trong sinh hoạt, hay từ các nhà máy điện và các nguồn khác…”, tác giả nghiên cứu Renyi Zhang từ Đại học Texas A&M (Mỹ) cho biết.

“Nhưng vì sao khí sulfur dioxide lại chuyển thành acid sulfuric thì không ai biết. Theo nghiên cứu của chúng tôi, quá trình này được hỗ trợ bởi khí nitrogen dioxide, một thành phần phụ được sản sinh ra từ quá trình đốt than và ban đầu xảy ra với sương mù tự nhiên”, nhà khoa học Renyi Zhang giải thích thêm.

Nghiên cứu trên cũng cho thấy hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc.

“Sự khác biệt ở Trung Quốc đó là bụi mù bắt đầu hình thành từ những hạt nano siêu nhỏ và quá trình tạo ra sulfate chỉ có thể xảy ra khi có chất ammonia để trung hòa các hạt này”, nhà nghiên cứu cho biết.

Ông nói rằng sulfur dioxide chủ yếu được thải ra từ những nhà máy điện của Trung Quốc. Trong khi đó, khí nitrogen dioxide bắt nguồn từ những phương tiện giao thông, và chất ammonia là từ phân bón và phương tiện giao thông.

“Những chất độc hóa học kể trên có thể sẽ tương tác lẫn nhau để tạo ra một làn sương mù chết người ở Trung Quốc. Nhưng đáng chú ý là sương mù năm 1952 ở London có tính acid cao thì sương mù ở Trung Quốc lại có trạng thái trung tính”, ông Zhang kết luận.

Danh Tuyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.