ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao ông Trump kỳ thị CIA, FBI?
Monday, December 19, 2016 6:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bất chấp việc CIA lên tiếng cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, ông Trump khẳng định không tin vào điều này, thậm chí còn mỉa mai cơ quan tình báo trung ương.

Một trong những chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Tổng thống đắc cử Donald Trump là việc ông dửng dưng với cộng đồng tình báo nước Mỹ, bao gồm cả việc ông khá miễn cưỡng khi nhận báo cáo hàng ngày từ các cơ quan này.

Các báo cáo mật hàng ngày dành riêng cho tổng thống vẫn được cung cấp cho ông Obama trong thời gian hiện tại. Ngoài ra nó cũng được chuyển đến cho ông Trump thông qua iPad trong quá trình chuyển đổi quyền lực.

Ông Trump nói với Fox News rằng ông chỉ đọc khi lúc nào ông cảm thấy cần nó. Điều này khiến phe chính trị truyền thống chỉ trích nhà tỷ phú đang chưa cư xử như một vị tổng thống đích thực.

Ông Donald Trump không hài lòng với các cơ quan tình báo Mỹ.

Có vẻ như trong tâm trí của mình, ông Trump không dành cho lực lượng tình báo Mỹ một chỗ đứng nào khi gần đây ông tiếp tục bóng gió về những động thái có mục đích của CIA khi liên tục tố Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

“Nếu Nga, hay một số thực thể khác, tấn công mạng (làm ảnh hưởng kết quả bầu cử) thì tại sao Nhà Trắng lại đợi lâu như thế mới hành động? Tại sao họ chỉ tố cáo sau khi Hillary thua cuộc?”, Reuters dẫn lời ông Trump viết trên Twitter.

Dòng trạng thái của vị tổng thống đắc cử như một lời tuyên chiến với cộng đồng tình báo Mỹ khi khẳng định ông không tin vào những cáo buộc nói trên.

Tờ NewYork Post trong một bài viết gần đây đã chỉ ra rằng, dưới sự lãnh đạo của Mike Morell (2011-2013) và dười thời giám đốc hiện tại John Brennan, CIA đã trở thành một đảng phái, một cơ quan đậm tính chính trị phục vụ cho các mục đích cho chính quyền hiện tại nhiều hơn là hoạt động chuyên môn.

Không chỉ vậy, Cơ quan An ninh Quốc gia lại bị cựu điệp viên Edward Snowden từng bị phanh phui bê bối theo dõi người dùng, khiến uy tín sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, FBI vốn rất độc lập cũng phải chịu áp lực chính trị mạnh mẽ từ Bộ Tư pháp trong thời gian cơ quan này điều tra vụ e-mail rò rỉ của bà Hillary Clinton.

Đã từ lâu cộng đồng tình báo Mỹ đã liên tục bị chỉ trích vì hoạt động yếu kém của mình. Những quyết định sai lầm của một số tổng thống Mỹ trong quá khứ cũng bắt nguồn từ những báo cáo thiếu thực tế của các cơ quan tình báo của Mỹ giống như thời cựu Tổng thống Lyndon Johnson trong cuộc chiến Việt Nam, Jimmy Carter với Liên Xô và Iran, và hiện tại là ông Obama với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Kết quả, nhiều tổng thống Mỹ đã phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ của dư luận như cựu Tổng thống George W. Bush với quyết định tham chiến ở Iraq hồi năm 2003. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, chính quyền của ông Bush đã phải dựa nhiều vào những cố vấn từ Bộ Quốc phòng thay vì CIA.

Vì vậy, có thể không phải ngẫu nhiên mà ông Trump đề cử Mike Pompeo, người từng tốt nghiệp Học viện quân sự West Point, cho vai trò giám đốc CIA; Trung tướng Mike Flynn làm Cố vấn An ninh Quốc gia; và tướng nghỉ hưu bốn ngôi sao John Kelly làm Giám đốc An ninh Nội địa.

Giám đốc CIA mới, John Breannan.

Đây được coi là bước đi cải tổ lại sự rối loạn chức năng của cộng đồng tình báo ở quốc gia này. Tuy nhiên cho đến hiện tại vị trí giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia vẫn chưa được ông Trump lựa chọn một cái tên phù hợp.

Nhiều nhà quan sát hy vọng một sự thay đổi lớn của chính quyền Donald Trump tương lai sẽ làm rõ ranh giới giữa CIA – cơ quan chuyên trách tình báo với FBI – cơ quan phản gián. Những vụ việc vừa qua như cáo buộc Nga phá hoại cuộc bầu cử hay hack email đảng Dân chủ là lĩnh vực phụ trách của các cơ quan khác, chứ không phải thuộc lực lượng tình báo.

Pháp luật Mỹ đã có những giới hạn hoạt động đối với cơ quan tình báo trong phạm vi lãnh thổ nước Mỹ, tuy nhiên các cơ quan này cùng với một số phương tiện truyền thông đã cố tình làm ngơ để bắt tay nhau đưa ra những phát ngôn có lợi cho đồng minh chính trị của họ.

Donald Trump có thể sẽ bắt đầu để tâm sâu sắc hơn đến sự rối loạn chuyên môn của FBI khi ông không còn là đối tượng bị các cơ quan này tấn công khi chính thức bước chân vào văn phòng Nhà Trắng.

Đặc biệt hơn, ông Trump đang kỳ vọng những lựa chọn nhân sự của ông sẽ trả lại sự thật cho một số vấn đề tình báo mà chính quyền Obama đã làm ngơ hoặc đánh giá không đúng bản chất – trong đó có chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Tướng Michael Flynn từng là người cảnh báo về sự nguy hiểm của IS và đề nghị Mỹ tập trung vào mục tiêu diệt khủng bố thay vì quá hậu thuẫn cho phe đối lập ở Syria. Tuy nhiên ông đã chưa một lần nào được gặp trực tiếp Tổng thống Obama trong quá khứ.

Điều quan trọng nhất ông Trump muốn làm là tái lập lại sự hợp tác giữa các dịch vụ tình báo với các phòng ban Bộ Quốc phòng và An ninh Nội địa. Một trong những lý do tướng James Mattis được chọn trong vai trò người đứng đầu Lầu Năm Góc chính là đưa lại thế hệ tướng lĩnh gạo cội – những người coi trọng an ninh quốc gia như một trách nhiệm cả đời, thay vì chạy theo những mưu mô chính trị giữa các phe nhóm.

Trên thực tế dù quyết định lựa chọn nhân sự của Donald Trump khiến nhiều người bất ngờ, nhưng nó luôn thông qua lăng kính duy nhất: đó là những gương mặt vì lợi ích quốc gia nhiều hơn là so kè tầm ảnh hưởng ở bên ngoài. Đây là một sự thay đổi được cho là tốt cho nước Mỹ lúc này.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.