ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sắc lệnh di trú của ông Trump bị truyền thông cố tình ‘chơi xấu’?
Monday, January 30, 2017 19:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sắc lệnh di trú mới của ông Trump thực tế không phải là một lệnh cấm người Hồi giáo nhưng lại đang bị các phương tiện truyền thông cố tình áp đặt?

Sắc lệnh di trú mới của Tổng thống Donald Trump là gì?

Sắc lệnh của ông Trump nêu rõ công dân từ 7 bảy quốc gia Hồi giáo lớn theo danh sách cụ thể sẽ không thể nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian 90 ngày tới.

Đồng thời, chương trình nhận người tị nạn của Mỹ cũng sẽ tạm dừng trong thời gian 120 ngày. Ông Trump nói rằng hệ thống “rà soát chặt chẽ” này sẽ “đưa những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan ra khỏi nước Mỹ”.

Đối tượng bị ảnh hưởng từ sắc lệnh này?

Quy định di trú mới được áp dụng cho công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo bao gồm Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia, Yemen và Ỉaq.

Một chi tiết đáng lưu ý được Bloomberg chỉ ra cho thấy, không có nước nào từng liên quan đến cuộc khủng bố 11/9 có tên trong danh sách cấm.

Một số loại thị thực đặc biệt như đối với các nhân viên ngoại giao được miễn trừ, cũng như những người có thẻ xanh không bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly cho biết những ai có thẻ xanh hay thẻ thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ sẽ không bị chặn lại khi trở về từ nước ngoài. Tuy nhiên có một số báo cáo cho thấy một vài trường hợp vẫn bị chặn lại ở sân bay.

Người tị nạn bị ảnh hưởng ra sao?

Lệnh cấm nói trên sẽ đình chỉ hoàn toàn chương trình tị nạn Syria mà trong năm 2016 đã chấp nhận 12.486 người vào nước Mỹ. Cùng với việc ảnh hưởng đến người tị nạn ở một số quốc gia Trung Đông, sắc lệnh cũng sẽ khiến cho tổng số người tị nạn được phép nhập cảnh vào Mỹ năm 2017 giảm từ 110.000 xuống còn 50.000.

Sắc lệnh di trú mới có hợp pháp?

Sắc lệnh của Tổng thống Trump về cơ bản đúng với quy định của Hiến pháp, tuy nhiên tờ New York Times cho rằng nếu bị chỉ ra rằng đây là một “lệnh cấm người Hồi giáo”, nó sẽ vi phạm Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 trong đó cấm tất cả các hành động phân biệt đối xử về nguồn gốc của người nhập cư.

Lời giải thích của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật khẳng định sắc lệnh di trú mới được ký kết của ông “không phải là một lệnh cấm người Hồi giáo”. Tuyên bố của ông là lời phản bác những cáo buộc mà cộng đồng biểu tình trên thế giới đang dùng làm lý lẽ chỉ trích ông.

Tổng thống Trump nói sắc lệnh của ông “không phải là một lệnh cấm người Hồi giáo”.

Trong phát biểu của mình ông Trump giải thích:

“Mỹ là một quốc gia tự hào đối với những người nhập cư và chúng tôi sẽ tiếp tục thể hiện lòng từ bi đối với những người đang chạy trốn khỏi sự áp bức, nhưng chúng tôi phải làm điều này để bảo vệ người dân và biên giới đất nước.

Mỹ luôn luôn là quê hương của sự tự do và lòng can đảm. Chúng tôi vẫn mang đến sự tự do và an toàn cho tất cả, các phương tiện truyền thông biết điều này nhưng họ lại cố tình che giấu.

Chính sách của tôi cũng tương tự như những gì Tổng thống Obama đã làm trong năm 2011 khi ông tạm dừng cấp thị thực cho người tị nạn từ Iraq trong vòng 6 tháng.

7 quốc gia có tên trong sắc lệnh lần này đều là những nước từng được chính quyền Obama xác định là có tiềm ẩn nguy cơ khủng bố. Nói một cách rõ ràng, đây không phải là một lệnh cấm người Hồi giáo, giống như các lời tuyên truyền sai trái của giới truyền thông.

Sắc lệnh này không phải là về vấn đề về tôn giáo mà là nhắm vào khủng bố cũng như giữ cho đất nước chúng ta an toàn. Hiện có hơn 40 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới mà đa số là quốc gia Hồi giáo đều không bị ảnh hưởng bởi quyết định nói trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cấp visa cho tất cả các công dân từ mọi quốc gia sau khi đã xem xét và thực hiện các chính sách an ninh trong 90 ngày tới. Tôi đồng cảm với những người liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Syria. Nhưng ưu tiên trên hết của tôi sẽ luôn là bảo vệ và phục vụ cho đất nước của chúng tôi. Trên cương vị tổng thống, tôi sẽ tìm cách giúp đỡ tất cả những ai đang phải chịu đau khổ”.

Trong lời giải thích của mình ông Trump đã so sánh với sắc lệnh của người tiền nhiệm Obama từ năm 2011, khi chính phủ Mỹ ngừng xử lý đơn xin tị nạn từ những người Iraq trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên tờ Vox cho rằng, nguyên nhân khiến quyết định của Tổng thống Trump gây ra sự phẫn nộ cũng như bị thổi phồng bởi truyền thông là do ông mở rộng đối tượng không chỉ là người tị nạn mà bao gồm cả những người nhập cư bình thường cùng khách du lịch.

Người dân Mỹ có đang ủng hộ quyết định của ông Trump?

Sắc lệnh của ông Trump gây tranh cãi khi bao gồm đối tượng cả người nhập cư bình thường và khách du lịch.

Trong bài viết của mình trên tờ Fox News, cây bút Liz Peek cho rằng không giống như những gì truyền thông đang nghiêm trọng hóa sự việc lên, một số thăm dò dư luận cho thấy người dân Mỹ không phản đối hành động mới đến từ chính quyền ông Donald Trump.

Điều tra dư luận của Quinnipiac cho thấy 48% người được hỏi đồng ý việc tạm dừng cho phép người nhập cư từ các vùng có nguy cơ ẩn chứa hiểm họa khủng bố vào nước Mỹ, thậm chí là dừng lại các chương trình tị nạn nhân đạo. Trong khi chỉ có 42% phản đối điều này.

Trước đó, trong một cuộc thăm dò khác, một kết quả gây chú ý hơn nữa là đa số người Mỹ không đồng ý với quyết định của chính quyền Obama khi mở cửa cho nhiều người tị nạn Syria.

Cuối năm 2015, một cuộc thăm dò của Quinnipiac cho thấy 51% người được hỏi phản đối điều này, trong khi chỉ có 43% ủng hộ.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.