Theo chia sẻ của ThS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, có nhiều hoá chất đang được dùng để bảo quản trái cây. Phổ biến nhất hiện nay là đất đèn và chất chống nấm dùng trong xây dựng. Loại này rất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước. Ngoài ra, còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, giúp cho trái cây tươi lâu. Nếu hoa quả dùng loại này dù rửa kỹ cũng khó hết vì hóa chất đã ngấm vào trong. Cũng theo Ths chia sẻ, cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen…). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị qui định. Đơn cử với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 13 độ C, chôm chôm 12 độ C, mãng cầu 13 độ C, dưa hấu 10 độ C… Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1 – 3% trong thời gian 1 – 3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây. Đó là những cách bảo quản an toàn, dễ áp dụng nhất mà không cần dùng hóa chất.
Có những cách bảo quản hoa quả cũng rất hay và sử dụng các loại tự nhiên như cát, lá bèo, tỏi. Người dân ta có chia sẻ có thể bảo quản bưởi bằng cách bôi vôi vào chỗ đầu cuống của quả bưởi, hoặc vùi cam, bưởi xuống cát cũng có thể bảo quản được tươi trong vài tháng. Bảo quản lạnh từ lâu cũng được coi là một trong các phương pháp bảo quản an toàn cho rau củ quả. Ấy là dùng tủ lạnh. Khi đó cần phải có bao bì đặc dụng cho từng loại quả khác nhau, đảm bảo trong quá trình đó quả vẫn được hô hấp trao đổi không khí. Tốt nhất là dùng các hộp nhựa đựng trái cây chuyên dụng để bảo quản hoa quả, tránh dập nát, tươi lâu. Những loại hộp chuyên dụng đưuọc cung cấp bởi các đơn vị chuyên sản xuất hộp nhựa theo yêu cầu nên rất đảm bảo.
Hy vọng bạn đã có cái nhìn khác về việc bảo quản hoa quả.