Thực phẩm đầu tiên kể đến là sữa tươi. Theo Huffington Post, sữa tươi nếu bảo quản ở ngăn đá có thể bị đóng cục khi rã đông, vì vậy, đây không phải là ý tưởng hay nếu sữa để uống. Nếu bạn muốn dùng nấu ăn, sữa đông lạnh vẫn có tác dụng khi bạn rã đông đảm bảo bằng cách bảo quản trong ngăn lạnh nhiều giờ, có thể lên tới một ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào chất liệu của hộp đựng.
Trứng nguyên vỏ cũng không nên để ngă đá. Chất lỏng có tính giãn nở khi đông cứng. Trứng cũng không ngoại lệ. Lòng trắng trứng sẽ cứng, giãn nở và làm vỡ lớp vỏ bên ngoài. Lúc này, trứng có thể bị hỏng, thậm chí còn gây mùi trong tủ đông.
Pho mát là thực phẩm có thể giữ chất lượng tốt khi để trong ngăn mát, không cần phải bảo quản trong tủ đông. Thậm chí, nếu làm đông pho mát cứng, chúng sẽ bị xốp và bở. Nếu để pho mát mềm vào tủ đông, độ ẩm sẽ phá vỡ kết cấu mềm mịn của chúng.
Cà chua tươi đã nấu chín có thể để đông, thế nhưng cà chua tươi sẽ bị nát, mềm nhũn sau khi rã đông đấy nhé.
Với tủ lạnh thông thường, nguyên tắc sử dụng tủ lạnh là phải vệ sinh thường xuyên; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn cần được bảo quản trong hộp kín, hộp nhựa trong dùng 1 lần, bọc màng nilông để tránh mùi, tránh nhiễm khuẩn sang những loại thức ăn khác trong tủ lạnh; chỉ bảo quản những thực phẩm tươi (tránh đồ ôi, thiu).
Ngoài ra, không chèn, nhét quá nhiều thức ăn khiến tủ lạnh bị quá tải, không lưu thông được không khí làm độ lạnh kém, dẫn đến việc bảo quản thức ăn bị ảnh hưởng; tủ lạnh cần được hoạt động liên tục, tránh việc cắm – rút thường xuyên không đảm bảo nhiệt độ bảo quản trong tủ.
Nếu để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu vẫn có thể gây ra nguy cơ ngộ độc, về lâu dài có thể gây ra các ảnh hưởng khác đối với sức khỏe người sử dụng. Hãy nhớ những điều này và tự mình bảo vệ sức khỏe của mình nhé.