Năm Canh Tý 2020 đã được định trước là một năm không bình thường. Khi tiếng pháo giao thừa báo hiệu năm mới đến cũng là thời kỳ bắt đầu bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, làm toàn thế giới đều nhận ra điều không bình thường từ cái gọi là ‘Made in China’…
Người Hồ Bắc đã phải lang thang lưu lạc ngay trong đất nước mình. Danh từ Hồ Bắc trở thành từ tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Thảm họa năm nay dường như nhất định phải có liên quan tới Hồ Bắc… Và một sự việc khác có liên quan tới Hồ Bắc lần nữa lại trở thành tâm điểm của dư luận: Vỡ đập Tam Hiệp.
Trên thực tế, ngay trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch của công trình đập Tam Hiệp, nhiều kỹ sư chuyên nghiệp đã cảm thấy không nên xây dựng nó. Trong đó có bức thư của chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Hoàng Vạn Lý gửi cho chính quyền trung ương. Trong thư, ông chỉ yêu cầu cho ông thời gian 30 phút để nói rõ tai họa của đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, mãi cho tới khi vị chuyên gia qua đời, ông cũng không nhận được 30 phút đó.
Mãi tới giây phút hấp mối, miệng ông vẫn không ngừng lẩm bẩm: “Tam Hiệp không thể xây dựng”. Ông lưu lại 12 điều tiên tri về con đập này: “Trường Giang hạ lưu làm đê vỡ bờ; ngăn cản vận tải đường thủy; vấn đề di dân; vấn đề tích ứ; chất lượng nước chuyển xấu; lượng điện phát ra không đủ; khí hậu bất thường; động đất liên tiếp; bệnh trùng hút máu kéo dài; sinh thái chuyển biến xấu; thượng du lũ lụt nghiêm trọng; cuối cùng sẽ bị dồn ép mà nổ tung. 11 sự kiện đầu đều đã xảy ra và ứng nghiệm như lời ông nói, chỉ còn sự kiện cuối cùng: Việc đập Tam Hiệp bị nổ tung chưa xảy ra.
Với bản tính luôn che đậy những sai lầm trước bằng những sai lầm sau lớn hơn, tai hại hơn, rất có thể chính phủ Trung Quốc năm nay sẽ thừa nhận thiết kế của đập Tam Hiệp có vấn đề. Cộng đồng mạng còn suy đoán, đây chính là bước đệm để làm cho con đập này bị nổ tung hoặc đánh sập.
Cảnh tượng sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ trong dự ngôn
Người ta đã nghiên cứu dự ngôn trong “Kim Lăng Tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn và tin rằng đập Tam Hiệp có khả năng sẽ bị vỡ do một trận động đất năm nay. Người ta cũng tin rằng trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn cũng miêu tả khá chi tiết cảnh tượng bi thảm sau khi đập bị vỡ.
Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1400 bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn). Ngọn tháp đã bị phá đổ vào đầu thế kỷ 20 và những chữ khắc trên bia đá đã được tìm thấy. Những văn tự này được viết theo hình thức thơ cổ với những câu nói bóng gió dự báo trước những sự kiện sẽ xảy đến trong 500 – 600 năm sau triều Minh.
Trong Tháp Kim Lăng, những câu nói được các nhà dự ngôn giải đọc và tin rằng dự đoán tình hình năm nay đó là:
1. “Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang”
Dịch nghĩa: Một khí giết người nghìn nghìn vạn, Dê lớn tàn bạo hơn lang sói.
Tạm giải: “Nhất khí” là chỉ một bệnh dịch, không nhìn thấy nhưng liên quan đến đường hô hấp. Bệnh dịch có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Virus Vũ Hán thông qua không khí mà lây lan phát tán dịch bệnh khắp toàn cầu sẽ cướp đi sinh mệnh của hàng chục triệu người.
2. “Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương”
Dịch nghĩa: Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi.
Tạm giải: Câu “Khinh khí động sơn nhạc” được các nhà giải thích dự ngôn lý giải: Động đất, núi lửa đều là do luồng khí trong lớp vỏ trái đất bị loạn mà sinh ra. Câu “Nhất tuyến thiết nan đương” được lý giải là: Đập Tam Hiệp yếu ớt mong manh tột cùng, khi đối diện với các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa… đều không có sức chống đỡ, đối kháng.
3. “Nhân phùng mãnh hổ nan huýnh tị, Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang. Phồn hoa thị, Biến uông dương. Cao lâu các, Biến nê cương”
Dịch nghĩa: Mọi con hổ đều khó tránh, và những người may mắn thì sống trong biệt thự. Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy.
Tạm giải: Mãnh hổ” ở đây là để chỉ Giang Trạch Dân, người sinh năm Hổ, với bản tính tàn bạo và trí trá. Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang gây ra tai ương và thảm họa cho con người. Sự bạo ngược cũng như con hổ, quan chức không hành thiện và nhân dân chịu khổ. “Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang” ám chỉ những người lương thiện, chính trực sẽ không chịu hùa vào với chế độ của Giang. “Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy” theo lý giải của các chuyên gia dự ngôn, đây là mô tả về cảnh khốn khổ của người dân sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả sự phồn hoa đều bị phù sa, bùn lầy vùi lấp.
4. “Phụ mẫu tử, Nan mai táng. Đa nương tử, Nhân tôn giang. Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương”.
Dịch nghĩa: Phụ mẫu chết, khó mai táng. Cha mẹ chết, con cháu khiêng. Vạn vật cùng chịu kiếp, sâu kiến cũng tai ương.
Tạm giải: Những người chất phác đơn giản còn sống sót sẽ khóc trời khóc đất vì không tìm thấy người thân, hay dù có tìm thấy cũng chỉ là thi thể và chỉ có thể mang đi mai táng. Vạn vật trong trời đất bao gồm cả côn trùng và kiến, đều khó thoát khỏi kiếp nạn này.
Vật cực tất phản, vận hạn rồi sẽ qua đi và sau đó thế giới sẽ có bước ngoặt thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, sự thay đổi đó là gì mọi người có thể thử tự giải đọc những câu cuối.
Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang
Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang
Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế