Ngày 27/4/2020, luật sư nhân quyền bị bắt trong “sự kiện 709” Vương Toàn Chương dưới sự giám sát của cảnh sát thường phục đã trở lại Bắc Kinh đoàn tụ cùng vợ Lý Văn Túc và con trai Vương Quảng Vi. Gia đình ba người đã ôm nhau khóc khiến những người chứng kiến cũng chực trào lệ. Luật sư Vương bị giam cầm gần 5 năm, có thể trở về an toàn, không thể không nhắc tới công sức nỗ lực không nhỏ của vợ anh.
Dưới đây là bài viết của Bình Tâm thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Luật sư mất tích vì bảo vệ nhân quyền
Luật sư Vương Toàn Chương vì tham gia “Sự kiện Kiến Tam Giang” mà bị bắt và mất tích.
Vào năm 2014, một số luật sư vì tham gia điều tra về “nhà tù ngầm” Kiến Tam Giang, yêu cầu thả tự do cho những người tập Pháp Luân Công bị tù phi pháp, mà bị chính quyền Trung Quốc trả thù bằng nhiều thủ đoạn bắt bớ, tra tấn cực hình, đánh gãy xương sườn và thậm chí đe dọa mổ cướp nội tạng.
Ngày 28/3/2014, luật sư Vương đã đến Trung tâm giam giữ Nông trường Thất Tinh, Kiến Tam Giang, thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang để lên tiếng bảo vệ cho các luật sư bị bức hại trong “Sự kiện Kiến Tam Giang”.
Đợt đàn áp mang tên “709” của Trung Quốc – do ngày khởi đầu là 7/09 – được nhiều người coi là dấu hiệu cho thấy sự không khoan nhượng giới bất đồng chính kiến trong thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Hơn 200 người đã bị giam giữ trong cuộc càn quét, với nhiều án tù ở, tù treo hoặc quản thúc tại gia. Trường hợp của ông Vương rất đặc biệt. Ngoài một tráp bắt giữ ngắn gọn, gia đình cho biết ông gần như hoàn toàn biệt tăm từ 10/7/2015.
Cô Lý Văn Túc, vợ luật sư Vương, không nhận được chút tin tức gì của chồng nửa năm dài, đã buồn khổ rất nhiều.
Đứa con trai 3 tuổi hỏi mẹ: “Bố đi đánh quái vật sao lâu vậy mà chưa về? Có quá nhiều quái vật phải không ạ?” Cô Lý Văn Túc đã trả lời con: “Chúng ta sẽ cứu bố, giúp bố đánh quái vật!” Từ đó, cô Lý Văn Túc đã kiên trì đi khắp nơi tìm kiếm và giải cứu chồng.
Cô Lý Văn Túc kiên trì cứu chồng không chịu bỏ cuộc
Tháng 1/2015, cô Lý đề xuất ý tưởng “Ngưng trang điểm đánh lưu manh”, phối hợp cùng thân nhân các luật sư bị hại khác trong “sự kiện 709” hỗ trợ lẫn nhau và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế giải quyết cuộc khủng hoảng nhân quyền đối với giới hành nghề luật ở Trung Quốc.
Tháng 8/2015, cô Lý gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thanh Côn (Guo Shengkun), mong rằng ông “theo luật trị quốc”, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các luật sư, hy vọng sớm nhận được tin tức an toàn của chồng.
Tháng 8/2016, phiên tòa xét xử bộ phận những người bị bắt trong “sự kiện 709” tổ chức tại Thiên Tân. Tòa án từ chối để thân nhân của họ tham dự phiên tòa. Cô Lý và một số người khác đã bị cảnh sát bao vây tấn công xô ngã. Ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập “Thời báo toàn cầu” – cơ quan truyền thông của ĐCSTQ – đã công kích cô Lý Văn Túc bằng ngôn từ “kẻ phản quốc”.
Tháng 12/2016, cô Lý đệ trình một bản cáo trạng hành chính lên Tòa án quận Đông Thành, Bắc Kinh, cáo buộc Bộ Công an Trung Quốc và Bộ trưởng Quách Thanh Côn đã xúc phạm uy tín của tập thể các luật sư nhân quyền trong video “Cảnh giác với cách mạng màu – Ai muốn lật đổ Trung Quốc”. Cô Lý Văn Túc xuất hiện hai lần trong video và bị quy chụp là “Kẻ có ý đồ khơi mào cách mạng màu ở Trung Quốc”. Cô Lý yêu cầu tòa án ra trách nhiệm cho bị cáo Bộ Công an phải thực hiện các biện pháp sửa chữa để tiêu trừ ảnh hưởng, khôi phục danh dự, cũng như chịu tất cả các chi phí kiện tụng.
Ngày 20/5/2017, cô Lý và thân nhân các luật sư bị hại trong “sự kiện 709” đã tham gia một cuộc phỏng vấn trực tuyến tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến an toàn của luật sư Vương Toàn Chương.
Ngày 20/8/2017, cô Lý đăng Twitter công khai rằng chính quyền ĐCSTQ gây áp lực lên những người thân trong gia đình, nhằm đạt được mục đích duy nhất là “khiến tôi khuất phục và bỏ cuộc việc giải cứu chồng”.
Ngày 6/12/2017, cô Lý và thân nhân các luật sư bị hại trong “sự kiện 709” đã tham gia Ngày Nhân quyền Quốc tế được tổ chức tại châu Âu. Tại đây cô đã hô to “Toàn Chương, hãy về nhà.”
Ngày 24/1/2018, cô Lý đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án quận Triều Dương, Bắc Kinh, tố cáo ông Hồ Tích Tiến tội danh xâm phạm danh dự và “xuyên tạc sự thật”. Bài báo sau đó đã bị gỡ bỏ.
Hành trình 1000 ngày, đau buồn phẫn uất “ngàn dặm tìm chồng”, khởi đầu từ Văn phòng kháng cáo Tối cao Bắc Kinh cho đến trại giam thứ hai ở Thiên Tân chồng cô bị chuyển đến. Ngày 04/4/2018, cô Lý lại cáo buộc Tòa án Tối cao nhưng bị từ chối.
Ngày 18/12/2018, cô Lý và các bà vợ “709” khác đã tập trung tại một công viên trung tâm, khu căn hộ ở Bắc Kinh, xuống tóc trước sự chứng kiến của hàng xóm và một nhóm ký giả nước ngoài. Họ cùng hô vang khẩu hiệu “Chúng tôi có thể không có tóc nhưng quý vị không thể không thể vô pháp.” (chữ “tóc” và chữ “pháp” trong pháp luật” có cùng phiên âm là “fa”, đây là một phép chơi chữ liên tưởng gây ấn tượng cho những người chứng kiến.)
Cô Lý Văn Túc vì để cứu chồng đã không ngừng nghỉ lên tiếng trên các phương tiện truyền thông và kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. Cô cũng khích lệ người chồng trong chốn lao tù kiên định, giữ vững lòng tin, vợ con đang chờ anh trở về. Trong một lá thư gửi chồng, cô ấy đã viết: “Anh không trở về, em cũng sẽ không để tóc.”
Cô Lý vì để cứu chồng mà phải chịu đựng các mối đe dọa, uy hiếp, quấy rối, theo dõi, cởi quần áo để “kiểm tra”, đuổi khỏi nơi cư trú, cấm đoán tự do cá nhân, thậm chí là gặp phải uy hiếp tính mạng. Cô đã lặn lội khắp các Cục Công an Thiên Tân, trại tạm giam, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, các bộ ban ngành… để tố cáo và gửi hơn 300 thư cáo trạng.
Cuối cùng, ngày 27/4/2020, luật sư Vương Toàn Chương, người bị giam cầm gần 5 năm, đã được phóng thích trở về đoàn tụ cùng vợ con tại Bắc Kinh.
Trong đằng đẵng 5 năm, bởi bản thân vô tội, luật sư Vương Toàn Chương đã không vì bạo lực ép buộc mà nhận tội trái với lương tâm. Cũng trong 5 năm ấy, cô Lý Văn Túc cũng ôn hòa, dũng cảm và cũng rất sáng tạo, bôn ba tứ phương, hô hào pháp trị để giải cứu chồng.
Vương Toàn Chương là một đấng nam nhi hảo hán, Lý Văn Túc là một nữ nhi tuyệt vời.
Chương mở đầu “Kinh thi” viết:
“Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu.
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu.”
Dịch thơ:
“Quan quan kìa tiếng thư cưu,
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy.
Yểu điệu thục nữ thế này,
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.”
Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú triều đại Đông Hán có câu nói nổi tiếng rằng: “Nếu thành thân ta muốn lấy Âm Lệ Hoa”
Nếu như nói Hoàng hậu Âm Lệ Hoa đức hạnh và nhân hậu là tiêu chuẩn lấy vợ của người xưa, thì một người phụ nữ bình thường dũng cảm và bền bỉ như Lý Văn Túc là mẫu hình người vợ lý tưởng của người thời nay.
Nếu như nói, Vương Toàn Chương là một luật sư nhưng nhìn thấy pháp luật bị chà đạp mà bất lực, hay bản thân là một luật sư nhân quyền vô tội nhưng bị cầm tù mà chẳng thể dùng luật pháp nhân quyền để tự cứu mình… là một bi kịch, thì lấy được một người vợ như Lý Văn Túc lại là một điều may mắn.
Đã là vợ chồng, hình mẫu cổ kim đều là: một khi nắm tay, vui buồn cùng chung, một khi khó khăn, liều mình cứu giúp, cả đời làm bạn, không rời bỏ lìa xa.
Xưa có câu “Nếu thành thân ta muốn lấy Âm Lệ Hoa”.
Nay có câu “Nếu lấy vợ, phải lấy Lý Văn Túc”.
Bình Tâm
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)
Xem thêm:
- ĐBQH: Vụ Hồ Duy Hải ‘không đủ chứng cứ thì phải thả, không thể xử ép’
- Luật sư Trần Hồng Phong sẽ tiếp tục tham gia phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải
- Amnesty International: Cao Trí Thịnh – “Luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc”
MỜI NGHE RADIO: Hôn nhân truyền thống: Hàm nghĩa sâu xa của ân ái vợ chồng
Hôn nhân truyền thống: Hàm nghĩa sâu xa của ân ái vợ chồng
HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG: HÀM NGHĨA SÂU XA CỦA ÂN ÁI VỢ CHỒNG—Kênh Podcast của Trí thức VN đã có trên nền tảng Apple Podcast, Spotify và nhiều nền tảng Podcast phổ biến khác.
The post Người vợ tuyệt vời của ‘luật sư nhân quyền 709’ Vương Toàn Chương appeared first on Trí Thức VN.
2020-05-15 11:13:05
Nguồn: https://trithucvn.net/doi-song/nguoi-vo-tuyet-voi-cua-luat-su-nhan-quyen-709-vuong-toan-chuong.html