Ngày 12/5, ông Hồ Vấn Minh (Hu Wenming), nguyên Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp nặng – Đóng tàu Trung Quốc (The China Shipbuilding Industry Corporation, CSIC), một doanh nghiệp siêu lớn đặt dưới sự quản lý của Quốc Vụ viện Trung Quốc, đã bị ngã ngựa.
Trước thềm “Lưỡng hội”, đấu đá quyền lực cấp cao nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) càng thêm ác liệt, cựu trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân Diêu Thành tiết lộ, bây giờ các sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ đều đang đứng ngồi không yên.
“Tư lệnh ngành đóng tàu” Hồ Vấn Minh là đồng hương Dương Châu của ông Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, quan lộ thăng tiến lên trong thời gian ông Giang nắm quyền. Thời mà ông Quách Bá Hùng – thân tín của ông Giang Trạch Dân, đảm nhận chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Hồ Vấn Minh tiếp quản Tổng cục Vũ trang và lần lượt nắm trong tay bốn doanh nghiệp công trình quân sự lớn của ĐCSTQ.
Ngày 15/5, Diêu Thành, cựu trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, hiện đang cư trú tại Mỹ, tiết lộ với phóng viên của đài VOA rằng các sĩ quan cao cấp trong quân đội ĐCSTQ đứng ngồi không yên, tất cả đều đang dõi theo tình hình.
Ông Diêu nói rằng sau khi lãnh đạo mới của ĐCSTQ lên nắm quyền, họ đều thanh trừng thân tín trong quân đội của người lãnh đạo trước đó, ví như Đặng Tiểu Bình đã thanh trừng bè lũ tay chân của Mao Trạch Đông. Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền đã thanh trừng thân tín của Đặng Tiểu Bình, loại trừ nhóm người trong “Dương gia tướng” là Dương Thượng Côn và Dương Bạch Băng…
Sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, quân quyền đã bị những thân tín do Giang Trạch Dân cài cắm trong quân đội như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu… kiểm soát, ông Hồ Cẩm Đào không có thực quyền trong tay. Ví dụ nổi bật nhất là sau đại địa chấn 8 độ richter phát sinh tại Vấn Xuyên ngày 12/5/2008, quân đội ĐCSTQ đã không tuân theo mệnh lệnh của Hồ Cẩm Đào – Chủ tịch Quân ủy Trung ương thời điểm đó, và Ôn Gia Bảo – Thủ tướng ĐCSTQ kiêm Tổng chỉ huy ứng phó động đất lúc bấy giờ. Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng quân ĐCSTQ là ông Trần Bỉnh Đức năm đó đã đăng tải bài viết tiết lộ với các phương tiện truyền thông của đảng rằng trong ba ngày sau trận động đất, mọi hành động của quân đội đều phải được ông Giang Trạch Dân “người đứng đầu Quân ủy Trung ương ĐCSTQ” chấp thuận.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập bắt đầu thanh trừ thân tín trong quân đội của ông Giang Trạch Dân, bắt giữ hàng trăm tướng lĩnh, gồm hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu; Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Dương, Phòng Phong Huy; Chính ủy Không quân Điền Tu Tư,Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Vương Kiến Bình, Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc Vương Hỷ Bân…
Diêu Thành nói, do vậy hiện giờ các sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ đều đang đứng ngồi không yên, tất cả đều đang dõi theo tình hình.
Sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ khuyến khích các cựu chiến binh bảo vệ quyền lợi
Ông Diêu tiết lộ, quân đội ĐCSTQ kỳ thực vốn không “một lòng một dạ” với Tập Cận Bình. Trước đó sĩ quan quân đội cấp cao đã bất mãn với việc bắt giữ người của Ủy ban kỷ luật trung ương, họ liền khuyến khích các cựu chiến binh bao vây Ủy ban kỷ luật trung ương. Lần đó, các cựu chiến binh đã được quân đội chở xe đưa vào bên trong, kết quả chỉ sau một đêm đã có 20.000 người tiến vào Bắc Kinh.
Sự kiện các cựu chiến binh bao vây Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương xảy ra vào đêm trước thềm “Lưỡng hội” của ĐCSTQ năm 2017.
Từ ngày 22 đến 24/2/2017, hàng chục ngàn cựu chiến binh thoái ngũ từ khắp các nơi của Trung Quốc đã phá vỡ vòng vây của các quan chức địa phương, lần nữa tập trung trước Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đưa ra kiến nghị và yêu cầu người lãnh đạo giải quyết các vấn đề tái định cư của họ.
Vào thời điểm đó, Khương Duy Bình (Jiang Weiping), một cựu phóng viên của trang “Văn Hối Báo” cũng đăng tải bài viết chỉ ra rằng có tới 20.000 cựu chiến binh bao quanh Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ngoại giới nghi ngờ rằng đây là âm mưu do các quan chức địa phương và một số quan chức cấp cao của Bộ Chính trị đã bí mật thông đồng với nhau, nội ứng ngoại hợp, dày công sắp đặt và thao khống chặt chẽ. Nhiều quan chức cấp cao đã bị bắt giữ, các quan chức địa phương vốn có ý kiến về chống tham nhũng và cảm thấy bất mãn trong tâm, do đó, trước phong trào đòi quyền lợi của cựu chiến binh, họ ngoài sáng thì xử lý qua loa, trong tối thì ngấm ngầm xúi giục, cố tình tạo điều kiện cho các cựu chiến binh không ngừng đến Bắc Kinh đề đạt nguyện vọng, hòng phân tán tinh lực của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.
Trước thềm ‘Lưỡng hội’, đấu đá quyền lực không ngừng leo thang, nhiều người thuộc phe Giang ngã ngựa
Do ảnh hưởng của virus ĐCSTQ (còn gọi là virus viêm phổi Vũ Hán hay Covid-19), “Lưỡng hội” năm nay sẽ được cử hành vào hạ tuần tháng Năm. Trước thềm “Lưỡng hội” do ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế Trung Quốc, giới chức cao tầng nội bộ ĐCSTQ có sự chia rẽ sâu sắc, những màn đấu đá tranh giành quyền lực càng trở nên khốc liệt hơn.
Ngoài Hồ Vấn Minh, một thứ trưởng thuộc phe cánh ông Giang ngã ngựa ra, còn có hai quan chức cấp cao trong hàng ngũ thứ trưởng khác của phe Giang cũng ngã ngựa.
Vào ngày 12/4, ông Trương Chí Nam (Zhang Zhinan), thành viên của Ủy ban Thường vụ kiêm Phó Tỉnh trưởng của tỉnh Phúc Kiến đã ngã ngựa. Ông Trương Chí Nam là phụ tá đầu tiên của ông Tô Thụ Lâm (Su Shulin), Thống đốc tỉnh Phúc Kiến, và ông Tô lại là thành viên của “băng đảng dầu khí” Chu Vĩnh Khang – thân tín của Giang Trạch Dân.
Vào ngày 19/4, ông Tôn Lập Quân, thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc ngã ngựa. Tôn Lực Quân từng giữ các chức vụ: Thư ký của ông Mạnh Kiến Trụ – cựu Bí thư Ủy ban Chính pháp ĐCSTQ, Cục trưởng Cục 1 Bộ Công an. Tôn Lập Quân từng phụ trách các vấn đề an ninh chính trị nội bộ, cũng như các vấn đề an ninh Hồng Kông.
Một “Hồng nhị đại” ngoài 70 tuổi ở Bắc Kinh gần đây đã nói với phóng viên Thời báo Epoch Times rằng Tôn Lực Quân là thân tín do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cài cắm vào. Mới đầu ông Tập Cận Bình không biết điều này, cảm thấy có thể tin tưởng được, “kết quả Tôn đã có những động thái đe dọa địa vị của Tập Cận Bình, có nguồn tin tiết lộ rằng Tôn Lập Quân đã lên kế hoạch ám sát ông Tập, vì vậy bắt giữ ông ta là bắt buộc. Bắt không được thì chỉ có ngồi chờ chết, ông Tập không thể ngồi đó chờ chết được”.
Vào ngày 10/5, Vương Xuân Ninh, một “Hồng nhị đại” và là Tư lệnh Cảnh vệ Bắc Kinh, đã bị bãi nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bắc Kinh, chức vụ này do Trương Phàm Địch, Chính trị viên Cảnh vệ khu Bắc Kinh tiếp quản.
Ngoại giới nghi ngờ rằng Vương Xuân Ninh, 57 tuổi, bị cách chức chỉ sau 4 tháng bước chân vào Ủy ban Thường vụ Thành phố Bắc Kinh, có thể dính líu đến đấu đá quyền lực nội bộ cấp cao ĐCSTQ.
Theo Lin Yan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
The post ‘Tư lệnh ngành đóng tàu’ Trung Quốc ngã ngựa, các sĩ quan cao cấp đứng ngồi không yên appeared first on Đại Kỷ Nguyên.