ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
6 điều người nước ngoài vẫn hiểu sai về văn hóa Mỹ
Wednesday, June 3, 2020 7:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đối với nhiều người Á Đông, văn hóa Mỹ giống như một khu rừng lạ lùng, rất gợi tò mò khiến người ta nửa muốn bước vào khám phá, nửa lại phân vân đứng ngoài. Qua điện ảnh, báo đài, người ta chỉ thấy nước Mỹ đầy rẫy bạo lực, khủng bố, đồng tính luyến ái hay suy đọa đạo đức… Nếu đang chịu ảnh hưởng của những điều ấy, phải chăng bạn đang hiểu sai rất nhiều về văn hóa Mỹ?

Ở ngoài đường nếu gặp người xa lạ muốn giãi bày tâm sự, tôi sẵn sàng dừng lại lắng nghe anh ta“, cô Pauline Kelly – nữ nhà văn, giáo sư ngôn ngữ học Hoa Kỳ nói. “Bởi vì tôi biết anh ta đang tìm người lắng nghe để mình bộc bạch hết mọi phiền não trong lòng. Và Chúa đã chọn tôi để giúp đỡ anh ta. Chính Ngài muốn tôi giúp đỡ người xa lạ này. Tôi tin ở Chúa và không bao giờ do dự làm theo cả“. 

Nhiều người nước ngoài cảm thấy kinh ngạc khi chứng kiến một người Mỹ có thể dừng lại lắng nghe người qua đường xa lạ nói về cảnh ngộ của mình. Họ đoán già đoán non, cho rằng người này quá dễ dãi, gặp ai cũng thân thiết được hoặc lại nghĩ rằng người đó quá dại khờ, không chút đề phòng gì.

Giáo sư Kelly cho biết sự kinh ngạc ấy của du khách nước ngoài là điều không lạ lùng. Rất nhiều người nước ngoài vốn không thật sự hiểu rõ văn hóa Mỹ: “Nước Mỹ là kiến lập trên cơ sở tín ngưỡng Thần linh. Thích làm điều thiện và mang lại niềm vui cho người khác là truyền thống ở đây“.

Thực sự, rất nhiều người đang ngộ nhận về văn hóa Mỹ mà không hay biết. Họ đều là những người chưa từng đặt chân đến nước Mỹ, chỉ nghe ai đó nói rằng nước Mỹ thế này, thế khác. Cuối cùng, trong đầu họ hình thành một định kiến rất lớn về nước Mỹ.

Thực ra có rất nhiều điều bạn đang thực sự hiểu sai về văn hóa, con người Mỹ. Dưới đây là một vài trong số đó.

1. Gặp nhau liền hỏi “Bạn ổn không?” (How are you) 

Một số người nước ngoài sinh sống mấy năm ở Mỹ cảm thấy người Mỹ có chút giả tạo và lấy câu chào hỏi này làm ví dụ. Người nước ngoài cho rằng đối phương hỏi: “How are you?“, nhất định là phải rất quan tâm đến mình, mong muốn được nghe mình chia sẻ. Tuy vậy, thông thường sau khi người Mỹ hỏi xong câu ấy liền lập tức rời đi ngay.

Cô Kelly nói, thực ra “How are you?” cùng với những câu chào hỏi như “Hi“, “Hello” vốn không có khác biệt gì, đều là có ý “Chào bạn!“. Trừ phi bạn đang ở trong phòng khám hoặc bị thương, bị ốm, bác sĩ hoặc người khác hỏi bạn “How are you” (Bạn thế nào rồi?). Đó mới là lúc anh ta thực sự quan tâm tới bạn.  

Nhưng ở nước Mỹ, dù là tại khu phố, trường học, công ty hoặc những nơi công cộng khác, hai người biết nhau nhưng không quá thân thiết, khi đụng mặt nhau thông thường đều sẽ hỏi một câu: “How are you?“. Như thế chính là để biểu thị phép lịch sự và tôn trọng. Ý này cũng là nói: “Này, tôi quen biết bạn, bạn khỏe chứ!“. Nếu không làm thế, phần lớn người Mỹ cho là biểu hiện rất mất lịch sự. 

Đôi khi ở cùng một khu phố, hai bên có thể không quen biết nhau nhưng những lúc chạm mặt cũng sẽ chào hỏi bằng câu này. Bởi vì mọi người ở cùng một nơi, gửi lời chào hỏi đến nhau cũng là cách làm khiến đối phương ấm lòng. Người Mỹ thực sự rất tôn trọng người đối diện, luôn để ý tới lời chào, tiếng nói, hành vi của mình sao cho cả đôi bên đều cảm thấy thoải mái nhất. 


Ảnh: Kevin Ku / Unsplash.

2. Có thật là “Người dân Mỹ chạy theo chủ nghĩa kim tiền”? 

Người Mỹ rất chú trọng phát triển sự nghiệp cá nhân cũng như tích lũy tài sản. Tất nhiên số lượng tài sản là một trong những yếu tố để đánh giá một người có thành công hay không. Nhưng đây không phải là mục đích duy nhất mà người Mỹ theo đuổi trong đời. Nói họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa kim tiền là có phần oan uổng. 

Theo cô Kelly, trước nay, rất nhiều người Mỹ lựa chọn tham gia công tác từ thiện, dạy học, y tá, cứu viện khẩn cấp và công tác xã hội. Đây đều là những ngành nghề không giúp mang lại một khoản tiền lớn nhưng vẫn luôn có rất nhiều người Mỹ tình nguyện gia nhập. Từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã được dạy về tầm quan trọng của công việc tình nguyện và thiện nguyện. 

Cũng có rất nhiều gia đình Mỹ nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh từ các quốc gia khác. Ví dụ như gia đình Angelina và Bradpitt đã nhận nuôi tới 3 bé đến từ khắp nơi trên thế giới, thậm chí là cả Việt Nam. Không chỉ người nổi tiếng, ở các gia đình bình thường chuyện này cũng khá phổ biến, dù nhận nuôi thêm một đứa trẻ có nghĩa là họ sẽ phải tăng thêm một phần gánh nặng tài chính và trách nhiệm xã hội. 

3. Rất nhiều tỷ phú Mỹ đều là nhà từ thiện 

Rất nhiều tỷ phú người Mỹ như Warren Buffett, Bill Gates, Mark Zuckerberg… đều có quỹ từ thiện của riêng mình. Một số người còn cam kết dùng tới 99% số tài sản để quyên góp cho các tổ chức thiện nguyện. Hồi báo xã hội chính là nhân sinh quan của đại đa số tỷ phú Mỹ.

Người dân Mỹ có truyền thống “thích làm việc thiện”, điểm này rất thích hợp dùng cho những vị cự phú này. Hơn nữa, phần lớn người Mỹ cho rằng, những người giàu có có nghĩa vụ chìa ra bàn tay giúp đỡ hướng đến xã hội hoặc những người khác, bởi vì họ sở hữu và nắm giữ lượng lớn tài sản của quốc gia. 

Rất nhiều tập đoàn tài chính hoặc quỹ từ thiện cá nhân đều có học bổng chuyên tài trợ học phí cho những sinh viên không có tiền học đại học. Những sinh viên xuất sắc nhưng không đủ kinh tế trang trải học hành, đến quỹ này để tìm kiếm sự giúp đỡ, phần lớn đều sẽ có được câu trả lời vừa ý.  

Ở nơi công cộng nếu gặp được một vị tỷ phú nào đó, bạn thậm chí có thể trực tiếp đến bắt chuyện, nói với họ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.