ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí mật cuộc đời Tưởng Giới Thạch: Nếu đời người không có được hôn nhân mỹ mãn…
Sunday, June 7, 2020 22:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng…

Nhưng hai bên bờ đại lục lại có hai cách nhìn hoàn toàn khác nhau. Một bên coi Tưởng là nhân vật phản diện, phải hứng chịu nhiều đao búa dư luận; còn một bên ca ngợi ông hết lời, tôn vinh ông như một vị lãnh tụ đã bảo vệ và kiến thiết Đài Loan.

Và gần đây, một bài viết được lưu truyền rộng rãi trên các trang mạng ở Đại Lục đã khen ngợi nhân phẩm của Tưởng Giới Thạch. Bài viết bắt đầu bằng lời nhắn nhủ: Trên đời nếu như có tấm gương, mong bạn đừng quên Tưởng Giới Thạch.

1. Làm con, ơn nghĩa sâu dày…

Cổ nhân có câu rằng: “Dương hữu quỵ nhũ chi ân, nha hữu phản bộ chi nghĩa” (Dê con cảm ân quỳ xuống mỗi khi bú mẹ, quạ con tình nghĩa mớm mồi về mẹ cha). Đối với Tưởng Giới Thạch, tình cảm thiêng liêng ông dành cho mẹ còn hơn cả cảm ân hay tình nghĩa.

Ngày 6/5/1949, Tưởng Giới Thạch trở về trấn Khê Khẩu, huyện Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang. Đây là lần cuối cùng ông về thăm quê nhà trước khi rời khỏi Trung Quốc.

Cách đó không xa là tiếng ầm ầm giao chiến của hai quân, con trai ông là Tưởng Kinh Quốc không ngừng giục giã: “Cha ơi, tàu Thái Khang từ mấy ngày trước nay đã đến Định Hải rồi”. Anh không dám nói “đi” vì sợ cha mình nghe thấy sẽ buồn lòng.

Tưởng Giới Thạch thở dài một tiếng: “Hãy đến trước mộ bà nội để nói lời từ biệt. Con hãy gọi Phương Lương vợ con và bọn trẻ đến cả đây!”.

Tưởng Giới Thạch dẫn theo cả gia quyến đến trước mộ mẹ mình, rồi ông quỳ xuống, nước mắt tuôn rơi không sao ngăn lại được. Một lúc sau ông khóc lên thành tiếng, tất cả con cháu đều khóc theo. Năm đó, ông đã 62 tuổi.

Rất lâu sau, được con trai đỡ dậy, Tưởng Giới Thạch mới từ biệt núi Phượng Hoàng, nơi mẹ ông đang an giấc ngàn thu. Chiếc xe chầm chậm rời đi, đến khi ông quay đầu lại nhìn thì chỉ thấy đỉnh núi mây mù dày đặc, một dòng suối róc rách chảy dài.

Lại một lần, nước mắt ông lã chã tuôn rơi.

Mẹ của Tưởng Giới Thạch là bà Vương Thái Ngọc, qua đời vào ngày 24/6/1922.

Tưởng Giới Thạch là đại hiếu tử toàn thiên hạ, 35 tuổi sau khi mẹ mất, ông đã lập nên lời thề: “Sau này, không kể là âm lịch, dương lịch, phàm là ngày giỗ của mẹ, không ăn đồ tanh, không tức giận, không mặc áo màu!”.

Lời thề ấy đã được ông tuân giữ suốt cả một đời. Ông thường viết trong nhật ký:

“Trong đêm nghe thấy tiếng kêu của chim đỗ quyên, tôi liền nhớ đến hình ảnh mẹ thức dậy cho tằm ăn. Nhưng hình ảnh này, tôi sẽ không bao giờ được thấy lại nữa”.

“Đứa con không mẹ nào có khác chi con người bơ vơ trơ trọi giữa dòng đời, đâu còn thấy được vui thú của đời người nữa đây?”.

“Mấy ngày gần đây, con đặc biệt nhớ mẹ, Trung Chính tội nghiệp sâu dày, thực không còn mặt mũi nào đứng trước cha mẹ nữa”.

Tưởng Giới Thạch cả một đời chinh chiến, dù là chiến tranh Bắc phiệt hay chiến tranh kháng Nhật, ông vẫn không quên chuyện tế bái mẹ mình. Không những ngày cúng giỗ mà sinh nhật của mẹ, ông cũng chưa bao giờ quên.

Ngày 15/12/1934 cũng chính là sinh nhật mẹ. Sau khi giải quyết nhiều việc chính sự quan trọng, ông ngồi máy bay trong cơn mưa dầm gió bấc, về đến quê nhà đã là 10 giờ rưỡi khuya. Ông bất chấp nguy hiểm trở về quê, chỉ vì muốn được tế bái mẹ ngay trong đêm sinh nhật của bà.

Chiến tranh bùng nổ, Tưởng Giới Thạch phát biểu ở Lư Sơn: “Nếu chiến tranh nổ ra, thì đất không phân nam bắc, người không phân già trẻ, bất kể ai đều có trách nhiệm đứng lên bảo vệ lãnh thổ, đều phải quyết hy sinh tất cả!”.

“Gian nan cách mạng thành cô phẫn,
Huy kiếm trường không thế lệ hoành”.

(Cách mạng gian nan trở thành nỗi bi phẫn của những đứa trẻ mồ côi,
Tay vung trường kiếm mà nước mắt lã chã tuôn rơi dưới bầu trời bao la).

Từ đây, chính sự càng bận rộn hơn, Tưởng Giới Thạch cũng không thể trở về quê nhà tế bái. Nhưng hễ đến cửa khẩu Hán Giang, bên bờ sông Cán Giang, hay bất cứ nơi đâu, ông đều tranh thủ tế bái mẹ mình ở đó.

Dù đã rời khỏi Đại Lục tới sống đảo Đài Loan, nhưng hễ đến tết Thanh Minh, ông đều mong được về quê nhà tảo mộ. Tiếc là chân trời ngăn cách, ông chỉ có thể dẫn theo con cháu tế bái từ xa ở nơi eo biển Đài Loan chật hẹp.

Trong những năm tại thế cuối đời, bà Vương Thái Ngọc từng có lần nhìn thấu cõi trần, cũng đã bước vào Phật môn. Tưởng Giới Thạch thấy vậy rất lấy làm vui mừng, ông đã tự mình chép tay bộ “Kinh Lăng Nghiêm” hơn 10 vạn chữ cho mẹ, chỉ vì để tận hiếu, cầu chúc cho mẹ được bình an.

Rất nhiều người hiếu kỳ tự hỏi: Vì sao Tưởng Giới Thạch cả đời không để tóc? Nhiều năm sau khi ông qua đời, Tống Mỹ Linh mới tiết lộ bí mật này: Tưởng Giới Thạch vốn có tóc, chỉ có điều tóc hơi thưa. Nhưng vì để tận hiếu, ông đã dứt khoát cạo trọc đầu.


Tưởng Giới Thạch (phải), người vợ cả Mao Phúc Mai (trái), mẹ ông bà Vương Thái Ngọc (giữa) và Tưởng Kinh Quốc (trước) (ảnh: Wikipedia).

2. Khoan dung người khác chính là thiện đãi chính mình

Ngày 1/12/1927, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh tổ chức hôn lễ ở Thượng Hải. Trước đó, ông đã có hai người vợ.

Một người là “món quà” mà mẹ sắp đặt cho ông, đó là Mao Phúc Mai. Khi ấy Tưởng Giới Thạch mới 14 tuổi, còn Mao Phúc Mai 19 tuổi, hai người chính thức kết hôn.

Người vợ thứ hai là Trần Khiết Như, giữa họ thường hay xảy ra tranh cãi bất hòa.

Do đó, khi cưới Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch đã hứng chịu sự công kích từ dân chúng cả nước.

Thời ấy, trên trang báo nổi tiếng “Đại Công Báo”, Tưởng Giới Thạch viết: “Hôm nay được kết hôn với Mỹ Linh hết sức kính ái, là một ngày quang vinh nhất, hân hoan nhất từ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.