Trong y học truyền thống cổ xưa, thực phẩm ngay từ đầu đã đóng vai trò chính trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật, từ trước cả khi con người phải dùng đến thuốc men hay các phương pháp phẫu thuật mổ xẻ.
Ngày nay, trong bối cảnh người dân toàn thế giới đang vật lộn với nỗi sợ hãi về các trận đại dịch thì có những “bộ óc hiếu kỳ” cũng đang tìm cách nghiên cứu lại một cách tỉ mỉ các “thần tích” của y học cổ xưa, với mong muốn khám phá sự thật về cách con người trang bị cho cơ thể và hệ miễn dịch của họ nhằm chống lại bệnh tật.
Tiến sĩ Shiva Ayyadurai từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là người tiên phong trong lĩnh vực sinh học hệ thống; ông cũng đã dành 2 năm ở Ấn Độ để nghiên cứu về y học cổ truyền dựa trên quan điểm kỹ thuật hệ thống, và từ đó có được cái nhìn sâu sắc về một hệ thống y học đã tồn tại qua hàng ngàn năm.
Khám phá của Tiến sĩ Shiva thật sự là một bước đột phá: ông nhận thấy rằng cách các thầy lang Ấn Độ thời cổ đại nhìn nhận cơ thể người quả thật không khác mấy so với các kỹ sư hệ thống ngày nay. Thay vì tập trung vào những kỹ thuật mổ xẻ và phương pháp trị liệu khi bệnh đã đến giai đoạn cuối, y học cổ truyền Ấn Độ nhấn mạnh vào việc phòng ngừa bằng cách duy trì một thể chất khỏe mạnh. Và một trong những biện pháp chủ yếu chính là thông qua các chế độ dinh dưỡng. Các nguồn vitamin từ thực phẩm
Tiến sĩ Shiva cho biết, hầu hết các bác sĩ y khoa không được dạy về cách thức hoạt động hay các cơ chế để tăng cường hệ miễn dịch. Quá trình nhiễm bệnh bắt đầu bằng việc virus sẽ xâm nhập từ bên ngoài bề mặt của một tế bào cơ thể, chiếm quyền điều khiển tế bào ấy và sau đó kiểm soát bộ máy vận hành của tế bào để sản sinh ra nhiều virus hơn. Tuy nhiên, vẫn có một phương thuốc tự nhiên có thể ngăn chặn quá trình lây lan này, đó chính là vitamin.
Vitamin A
Tiến sĩ Shiva giải thích, vitamin A giúp “choàng” lên các tế bào trong cơ thể một “chiếc áo khoác keratin”, bảo vệ chúng khỏi sự xâm nhập của virus. Mặc dù bạn có thể bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm chức năng nhưng ông ấy khuyên bạn nên tận dụng các nguồn thức ăn.
Tiến sĩ đề xuất một số loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina, rau dền, hoặc các loại rau và trái cây màu tím đậm là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Ngoài ra, theo Community Eye Health Journal, cà rốt, bí, xoài và đu đủ cũng là các loại thực phẩm giàu vitamin A.
Cho đến ngày nay, y học hiện đại đang nghiên cứu về một căn bệnh gọi là scurvy, căn bệnh này đã từng gây ra chứng rụng răng khiến các thủy thủ một thời phải khốn khổ. Hóa ra scurvy lại là một loại bệnh do thiếu hụt vitamin C. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times, tiến sĩ Shiva cho biết: “Một số thuyền trưởng đã nhận ra điều này, và họ đã đưa cho các thuyền viên của mình những quả chanh (lime), đó chính là lý do vì sao các thủy thủ còn được gọi là ‘limey’.”
Vitamin C ngăn chặn sự nhân lên của virus và phản ứng viêm. Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Vitamin C có tác dụng ngăn chặn sự nhân rộng của virus và hội chứng đáp ứng viêm. Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Các loại trái cây giàu vitamin C nhất gồm ổi, kiwi, ớt chuông, dâu tây và cam. Theo báo cáo của My Food Data, các loại thực phẩm chứa vitamin C khác là ớt, húng tây, cải xoăn, chanh và bông cải xanh. Vitamin D
Mặc dù không được bổ sung từ thức ăn mà được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, vitamin D cũng là một trong những nhân tố đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch và có lợi cho tuổi thọ của con người. Tiến sĩ Shiva cho biết thêm, vitamin D không chỉ vừa là một chất kháng khuẩn, vừa là một loại hoóc-môn mà còn là một “hiện tượng” đối với cơ thể.
Vi khuẩn đường ruột và hệ vi sinh vật
Không phải tất cả các vi khuẩn đều có tác dụng xấu. Trên thực tế, hệ vi sinh vật trong đường ruột là một phần quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể, vì chúng góp phần chiết xuất chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày.
Trong nhiều nền văn hóa truyền thống, còn có một phương thức hỗ trợ khác góp phần duy trì tuổi thọ con người, đó là người ta thường dùng một số loại thức uống địa phương được lên men như rượu vang hoặc rượu gạo. Tiến sĩ Shiva chia sẻ: “Trong văn hóa Ấn Độ, chúng tôi thường ngâm nước gạo qua đêm (lên men) và có thể uống vào ngày hôm sau. Điều này giúp hỗ trợ hệ vi khuẩn và vi sinh vật đường ruột.”
Theo Science Focus, sử dụng các loại thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi, và các thực phẩm giàu chất xơ như hành tây, tỏi và đậu cũng có lợi cho hệ tiêu hóa. Các loại thảo mộc và gia vị
Tiến sĩ Shiva chia sẻ, trong nền văn hóa truyền thống hàng ngàn năm qua, các loại dược liệu đã được tích hợp hoàn toàn vào chế độ ăn uống của người Ấn Độ và các nền văn hóa khác. Những bà mẹ sẽ truyền lại cho con gái họ một bộ công thức gia vị khi chúng kết hôn và về nhà chồng.
Những gia vị này bao gồm đinh hương, thảo quả, nghệ, hoa hồi và a ngùy. Người ta phát hiện rằng củ nghệ có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư gan. Tiến sĩ Shiva cho biết: “Số lượng người Ấn Độ bị ung thư gan chỉ bằng 1/3 so với người Trung Quốc. Kết quả dịch tễ học cho thấy điều này là nhờ mức tiêu thụ nghệ cao… và có khoảng 6.000 bài báo đã viết về nó.” Ông cho biết thêm, đinh hương cũng có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời.
Trà hỗn hợp trộn gia vị cũng là một loại thức uống ngon giúp tiêu thụ các loại thảo mộc trên và những loại khác như quế và gừng. Loại bỏ dư lượng đường và chất độc
Việc loại bỏ những thực phẩm độc hại cũng không kém phần quan trọng so với việc tiêu thụ những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Thói quen ăn uống nhiều đường ở những quốc gia như Hoa Kỳ có tác dụng gây hại cho hệ miễn dịch, và cắt giảm bớt lượng đường tiêu thụ là điều mà tất cả chúng ta đều có thể làm. Tiến sĩ Shiva cho biết: “Đường tạo ra nấm candida, và loại nấm này về cơ bản tạo ra gliotoxin, làm suy giảm hệ miễn dịch, đại thực bào và tế bào lympho T của bạn.”
Ngoài ra, các thực phẩm phi hữu cơ như lúa mì, đậu, mật ong, trà và các sản phẩm khác – thường được phun glyphosate (một hóa chất được tìm thấy trong thuốc diệt cỏ Roundup) đóng vai trò như một chất hút ẩm, và không rửa trôi được. Điều này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột và nhiễm trùng nấm, từ đó có thể gây viêm não, các vấn đề về hành vi và các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh tự kỷ.
Dù không liên quan đến thực phẩm, trong các nền văn hóa truyền thống, tình bạn và các mối quan hệ xã hội chính là nhân tố “số một” giúp con người sống lâu hơn. Việc có những kết nối xã hội, tình bằng hữu, và quan hệ cộng đồng sâu sắc là điều cần thiết cho sức khỏe hệ miễn dịch. Ngược lại, tiến sĩ Shiva cho biết: “Sự cô lập xã hội dẫn đến hậu quả còn tồi tệ hơn cả bệnh cao huyết áp, hút thuốc và béo phì.”
Ông chia sẻ thêm rằng: “Kết nối xã hội còn thúc đẩy khả năng kháng virus của cơ thể; khi bạn có bạn bè ở bên, khi bạn cảm thấy an toàn, hội chứng đáp ứng viêm được giảm thiểu. Điều này đã được nhắc đi nhắc lại và cũng đã được khoa học Tây phương chứng minh.”
Theo The Epoch Times
Ngọc Chi biên dịch
Xem thêm:
The post Cách y học Ấn Độ sử dụng thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch appeared first on Trí Thức VN.
2020-06-18 14:39:06
Nguồn: https://trithucvn.net/suc-khoe/cach-y-hoc-an-do-su-dung-thuc-pham-de-tang-cuong-he-mien-dich.html