ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cao nhân chuyên phá giải dự ngôn tiết lộ chân tướng về đại ôn dịch
Tuesday, June 9, 2020 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu khởi phát những ngày đầu năm, một người Mỹ gốc Hoa định cư tại New York đã dùng Kinh Dịch tính quẻ và bốc được quẻ Khảm, từ đó hiểu được tính nghiêm trọng của dịch bệnh.

Người Mỹ gốc Hoa này tên gọi Tống Thần Quang. Ông năm nay ngoài 50 tuổi. Nghề nghiệp đầu tiên của ông khi sống tại Đại Lục là phiên dịch viên tiếng Nhật. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vì mắc bệnh ông kết giao với hai vị bác sĩ Đông y có tuyệt kỹ, có thể được coi là kỳ nhân. Đây cũng là nguồn cảm hứng đưa ông tới với Đông y.

Từ đó ông chuyển sang học Đông y, nghiên cứu kinh lạc. Người Trung Hoa cổ đại xưa quan niệm “Y nguyên ô dịch, y dịch đồng nguyên” nghĩa là: Y có nguồn gốc từ Dịch, Y Dịch cùng nguồn gốc. Thần Y Tôn Tư Mạc cũng từng nói: “Không biết Dịch, không đủ để nói là Thái y”.

Vì vậy, sau này Tống Thần Quang quay sang nghiên cứu thêm Kinh Dịch, kết hợp dự đoán học của Chu Dịch và chẩn đoán của Đông y với nhau. Từ đó ông phát hiện việc chẩn đoán thăm khám bệnh trở nên vô cùng chuẩn xác. Cuối cùng, ông làm chuyên viên ở một viện nghiên cứu khoa học nhân thể, chuyên nghiên cứu về khoa học nhân thể, đồng thời được mời đến Nhật Bản giảng dạy.

Ông chia sẻ về nội dung quẻ bói: “Tình hình dịch bệnh rất đáng sợ nguy hiểm này có liên quan tới Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khởi phát vào giữa mùa thu – đông năm ngoái, gặp năm Canh Tý, có vượng khí của Thiên can, Địa chi, tiến về phía Đông, lên phía Bắc, hoành hành toàn cầu. Đây sẽ là đại dịch lớn với nhân loại…”. Nhớ lại rất nhiều những dự ngôn mình từng nghiên cứu trước đây, kết hợp với quẻ bói này ông quyết định viết một vài điều chia sẻ để cảnh tỉnh con người thế gian.

Những dự ngôn miêu tả về dịch bệnh

Không chỉ nghiên cứu về Chu Dịch, Kinh Dịch, mười mấy năm qua, Tống Thần Quang cũng thực hiện nghiên cứu rất nhiều dự ngôn về lịch sử nhân loại. Chúng bao gồm Thánh Kinh Khải Huyền, Les Propheties (bộ sưu tập các lời tiên tri) của bác sĩ người Pháp Nostradamus, Cách Am Di Lục (Gyeokamyurok) của Triều Tiên, những lời tiên tri của người Ấn Độ và Maya, Kinh Kim Cang của Đức Phật Thích Ca, Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, Thiên Bính Ca, Kim lăng tháp bi văn, Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn, Mai Hoa Thi của Thiệu Ung, Ngũ Công Kinh của Phật gia và Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia…


Tống Thần Quang (ảnh: Epoch Times).

Tống Thần Quang chia sẻ:

“Dự ngôn là của một số người tu hành có công phu tu luyện và đạo hạnh cao. Dùng ngôn ngữ mang hàm nghĩa khác nhau để nói cho con người thế gian về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, cũng chính là thiên cơ liên quan tới vận mệnh của nhân loại hay còn gọi là chân tướng. Tính chính xác của những dự ngôn này đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử, những người không tin hoặc chưa từng nghe qua có thể tìm hiểu lại qua các tư liệu lịch sử. Đối với người nghiên cứu Dịch học, kinh lạc và người tu luyện, sự chính xác của những dự ngôn này không có gì quá thần bí. Ngoài việc thông qua vạn sự vạn vật có liên quan trên thế giới mà có thể suy tính ra tương lai, có thể hiểu rằng những nhà tiên tri này đang ở trong một trường thời gian đặc biệt có thể nhìn thấy diện mạo hình dáng của những sự việc sẽ xảy ra và thời gian diễn ra cụ thể. Dự ngôn còn có một đặc điểm khác, đó là trước khi sự việc nào đó xảy ra, người ta thường cảm thấy gượng ép và không tin vào những lý giải về dự ngôn này, chỉ sau khi sự tình xảy ra rồi mới bỗng nhiên tỉnh ngộ”.

Ngũ Công Kinh là một trong những dự ngôn miêu tả về dịch bệnh được Tống tiên sinh nghĩ tới đầu tiên. Trong đó đều nói rất rõ thời gian, địa điểm và sự lan rộng của kiếp nạn nhân loại:

“Tử Sửu chi niên giang nam khách, tử giả vạn vạn khiếm quan tài”, giải nghĩa: “Những năm Tý Sửu đất Giang Nam, người chết hàng vạn thiếu quan tài”.

Và “Tử sửu niên gian tiện phùng mạt kiếp, bất vấn bần phú, quốc vương quân binh, sĩ thứ nhân đẳng”, giải nghĩa: “Những năm Tý Sửu thời mạt kiếp, chẳng kể giàu nghèo, quốc vương binh sĩ, quan lại thứ dân”.

Ông Tống cho rằng: “Sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán lần này đã nhanh chóng lan rộng tới 200 quốc gia trên thế giới, từ thủ tướng đến tầng lớp quân sĩ, người dân nghèo, không phân giàu nghèo tài phú, người ở các giai tầng khác nhau đều bị nhiễm bệnh. Có rất nhiều người tử vong không có quan tài chôn, chỉ được bọc trong túi ni-lon và chôn cất tập thể. Những điều của dự ngôn vậy là đều đã ứng nghiệm. Năm nay là năm Tý, trong dự ngôn còn ám chỉ tới năm Sửu, nghĩa là ôn dịch vẫn còn kéo dài tới sang năm”.

Ngoài ra, ông còn nghĩ tới tượng số 46 của Thôi Bối Đồ cũng miêu tả về thảm họa của nhân loại

Sấm viết:

Ảm ảm âm mai
Sát bất dụng đao
Vạn nhân bất tử
Nhất nhân nan đào.

Tạm dịch:

Mây mù ảm đạm
Giết chẳng dùng dao
“Vạn người” không chết
Một người khó thoát
.

Tống Thần Quang nhận định, đây chính là miêu tả về hoàn cảnh sinh tồn của người Trung Quốc hiện nay. Bởi ĐCSTQ truyền bá thuyết tiến hóa và vô Thần, dẫn đến đạo đức bại hoại, trục lợi quên nghĩa, nào là ô nhiễm không khí, nào là sữa bột độc, vắc xin độc… từ đó dẫn tới xuất hiện các loại dịch bệnh, tội nghiệp cuồn cuộn, bệnh dịch bùng phát.

Trong sự thực đáng sợ đó, chỉ có “vạn” người không chết, còn lại “một người khó thoát”. Chữ “vạn” này là chữ Vạn của Phật gia (卍 – cũng đọc là vạn) và Đồ hình Pháp Luân. Do đó, “vạn nhân” (vạn người) chỉ người tín ngưỡng Phật Đạo Thần, là những người tiêu chuẩn đạo đức đạt đến được Thần Phật chấp nhận thì mới có thể “bất tử” (không chết)”.

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung
Chỉ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.