ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chu Du có thực sự đố kỵ Gia Cát Lượng: ‘Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng’ không?
Tuesday, June 23, 2020 1:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nói đến Chu Du, mọi người sẽ nghĩ đến đến câu nói nổi tiếng này: “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi “Tam Quốc diễn nghĩa”, rất nhiều người liên tưởng Chu Du với lòng dạ hẹp hòi, đố kỵ hiền tài. Vậy Chu Du trong lịch sử có thực sự đố kỵ Gia Cát Lượng như trong tiểu thuyết miêu tả hay không? Sự thực lịch sử luôn khiến  người ta kinh ngạc. 

Sông dài băng chảy về đông
Sóng trào cuốn hết anh hùng xưa nay
Mờ mờ lũy cũ phía tây
Tam phân Xích Bích hùng tài Chu Lang
Sụt mây đá loạn ngổn ngang
Ba đào cuồng nộ tràn lan vỡ bờ
Ngàn ngàn cột tuyết lặng lờ
Bức tranh sông núi như thơ rạng ngời
Bao nhiêu hào kiệt một thời
Tài xưa Công Cẩn tuyệt vời biết bao
Tiểu Kiều mới cưới hôm nào
Anh hùng tư cách ra vào ung dung
Quạt là khăn lụa thong dong
Phá tan giặc mạnh đương trong nói cười
Giặc kia khói diệt tro bay

(Phan Lang dịch)

Bài từ trên của đại văn hào đời Tống Tô Thức, trong lời từ khí thế bàng bạc đã đề cập tới Chu Lang “Anh hùng tư cách ra vào ung dung, Quạt là khăn lụa thong dong, Phá tan giặc mạnh đương trong nói cười, Giặc kia khói diệt tro bay”. Đó chính là một trong những nhân vật anh hùng lừng lẫy thời Tam Quốc: Đại tướng Chu Chu của Tôn Quyền Giang Đông – Chu Công Cẩn.

Chu Du không những tướng mạo anh dũng tuấn tú, nho nhã ôn hòa, một bụng thi họa, tinh thông binh pháp, hiểu sâu âm luật, mà còn khí lượng quảng đại. Tuổi trẻ đã có hùng tài đại lược, do đó mới được Lưu Bị ca ngơi là “Vạn nhân chi anh” (Anh hùng của vạn anh hùng). 

Nho tướng quạt là khăn lụa thong dong

Trong “Tam quốc chí” có chép, Chu Du xuất thân từ một gia đình thế tộc lớn huyện Thư, quận Lư Giang – An Huy ngày nay. Anh trai ông nội ông là Chu Cảnh, chú họ Chu Trung đều đã làm thái úy nhà Đông Hán (một trong cửu khanh). Cha ông là Chu Dị làm huyện lệnh Lạc Dương. Có thể nói gia tộc ông là một đại tộc sự nghiệp hiển hách. 

Chu Du “cường tráng, tuấn tú” là hậu thế của một đại gia tộc danh tiếng, ông có thân hình vạm vỡ cao lớn, thể chất tráng kiện, dung mạo tuấn tú. Không chỉ có vậy, Chu Du còn văn hay võ giỏi. 

Sử sách có chép, khi Chu Du ở tuổi thiếu thời đã tinh thông âm luật, chơi đàn rất hay, cho dù sau khi uống 3 chung rượu, người chơi nhạc chỉ chơi sai tí chút, ông đều có thể nhận ra, đồng thời lập tức quay đầu nhìn người chơi sai, rồi chỉ bảo. Do Chu Du tướng mạo anh hùng tuấn tú, các cô gái chơi đàn vì muốn được ông để mắt đến, thường thường cố ý chơi sai nhạc phổ.

Vì vậy trong dân gian lưu truyền câu: “Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố” (Khúc nhạc nhầm, Chu Lang nhìn). Từ sau thời Ngụy Tấn, “Chu Lang cố khúc” được dùng làm điển cố, được các đại văn hào thường viên dẫn sử dụng, thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học các thể loại thơ ca, nhạc kịch… Lý Đoan đời Đường có bài thơ “Thính Tranh” (nghe đàn tranh) ca ngợi rằng:

Minh tranh kim túc trụ,
Tố thủ ngọc phòng tiền.
Dục đắc Chu Lang cố,
Thời thời ngộ phất huyền.

Dịch thơ: 

Đàn tranh réo rắt phím trụ vàng,
Mỹ nhân phòng ngọc tay nhẹ nhàng.
Mặt hoa muốn được Chu Lang ngắm
Cung đàn lỗi nhạc lòng xốn xang. 

Chu Du nho nhã, tinh thông âm luật, về quân sự lại có tài năng phi phàm. Những năm cuối đời Đông Hán, quần hùng nổi dậy. Phá Lỗ tướng quân Tôn Kiên dấy binh thảo phạt quyền thần Đổng Trác phế bỏ Thiếu Đế, đồng thời chuyển nhà đến huyện Thư. Con trai Tôn Kiên “Tiểu Bá Vương” Tôn Sách và Chu Du đồng niên, hai người chí đồng đạo hợp, tình như thủ túc. Chu Du còn nhường khu nhà lớn của mình cho Tôn Sách ở, đồng thời “Lên nhà bái mẫu thân, không có gì là không cùng nhau”. Sau đó, Chu Du và Tôn Sách hợp quân chinh chiến, thế như chẻ tre, xưng bá Giang Đông.

Viên Thuật đương thời thế lực khá mạnh rất hâm mộ tài năng của Chu Du, mời ông đến dưới trướng làm tướng (Tôn Sách lúc đó về danh nghĩa vẫn là thuộc hạ của Viên Thuật). Chu Du biết Viên Thuật không phải là người có thể thành tựu đại nghiệp, bèn tìm cớ trở về với Tôn Sách.

Tôn Sách nghe tin Chu Du trở về, đích thân nghênh tiếp, đồng thời phong làm Kiến uy trung lang tướng, trao cho 2 nghìn quân và 50 con chiến mã. Năm đó, Chu Du 24 tuổi, người đất Ngô (Giang Tô – Chiết Giang ngày nay) đều rất tôn sùng ông, gọi ông là “Chu Lang”.

Sau đó, Chu Du cùng với Tôn Sách chinh chiến khắp nơi. Sau khi công hạ đất Hoãn (An Huy ngày nay), cả hai được Kiều gia gả cho hai cô con gái, đều là quốc sắc thiên hương. Tôn Sách lấy cô chị Đại Kiều, Chu Du lấy cô em Tiểu Kiều. Trai tài gái sắc, nhanh chóng lan truyền giai thoại đẹp.

Sau khi Tôn Sách bị đâm chết, Chu Du với thân phận là Trung hộ quân và Trưởng tử Trương Chiêu cùng phò tá Tôn Quyền, em trai Tôn Sách. Trương Chiêu gánh vách việc triều chính, Chu Du đảm nhiệm việc dẫn quân bên ngoài, chống kẻ địch, mở mang lãnh thổ. Lúc đó Giang Đông có lan truyền câu nói để đời “Việc bên trong không quyết định được thì hỏi Trương Chiêu, việc bên ngoài không quyết định được thì hỏi Chu Du”.

Chu Du trung thành tận tụy, ở bên ngoài giỏi điều binh khiển tướng, liên tiếp tiêu diệt hơn vạn quân thổ phỉ, đồng thời đánh lui cuộc tấn công của quân đội Lưu Biểu. Năm 208, sau khi Tôn Quyền quyết chí thảo phạt Giang Hạ, Chu Du được phong làm Tiều bộ đại đô đốc.


Hình ảnh minh họa Chu Du thời nhà Thanh (ảnh: Wikipedia).

Khí độ phi phàm, cao nhã tột bậc

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Chu Du bị miêu tả là người lòng dạ hẹp hòi, đố kỵ Gia Cát Lượng, liên tiếp nghĩ cách đưa Khổng Minh vào chỗ chết. Nhưng sự thực lịch sử là, cái gọi là Chu Du ganh ghét Khổng Minh, Khổng Minh 3 lần chọc tức Chu Du, cho đến Chu Du cảm khái than “

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.