ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Có một Đường Tăng khác trong lịch sử: Không có Tôn Ngộ Không phò tá, suýt bị đạo tặc hại mạng
Thursday, June 11, 2020 22:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Câu chuyện Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh được nhắc đến trong cả “Cựu Đường Thư” và “Tân Đường Thư”, nhưng hầu hết đều vô cùng giản lược.

Mặc dù vậy, những trải nghiệm chân thật và đầy đủ nhất về hành trình sang Tây Trúc đã được chính Huyền Trang thuật lại và được hai đệ tử của ông là Huệ Lập và Ngạn Tông ghi chép trong cuốn sách tên là “Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện” (truyện ký của pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân), gọi tắt là “Từ Ân truyện”.

Phật duyên

Huyền Trang tên thật là Trần Huy, còn được gọi là Trần Y, từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, đặc biệt đĩnh ngộ đối với kinh Phật. Năm 13 tuổi xuất gia ở Lạc Dương, trình độ Phật học của ông rất mau chóng đã đạt đến cảnh giới cao thâm. Khi các tăng nhân trong vùng không còn gì để truyền dạy nữa, Huyền Trang bèn đi khắp nơi để học tập và nghiên cứu Phật Pháp. Bởi trình độ Phật học đặc biệt xuất sắc, ông được người đời ca ngợi là “Thích môn thiên lý chi câu” (ngựa khỏe nghìn dặm trong Phật môn).

Trong quá trình tu học, Huyền Trang nhận thấy cùng một bộ kinh nhưng lại có nhiều bản dịch khác xa nhau, cùng một sự việc nhưng mỗi quyển kinh khác nhau lại có các cách giải thích khác nhau. Ông tự hỏi, vậy kinh Phật ban đầu rốt cuộc được giảng như thế nào?

Về sau, có vị tăng nhân kể rằng ở nước Thiên Trúc có một ngôi chùa tên là Na Lạn Đà, trong chùa có vị pháp sư Giới Hiền đặc biệt thông tuệ về “Du Già Sư Địa Luận”.

“Du Già Sư Địa Luận” là kinh điển trong Phật giáo Đại Thừa. Nếu có thể nắm vững cuốn kinh điển này thì sẽ giải khai được rất nhiều nghi hoặc trong quá khứ. Vậy nên Huyền Trang đã hạ quyết tâm sang Tây Thiên cầu Pháp, nhất định phải mang bộ kinh “Du Già Sư Địa Luận” về. Khi ấy, mối quan hệ giữa Đại Đường và Đột Quyết ở phía Tây khá căng thẳng, vậy nên con đường sang Tây Vực cũng tiềm ẩn vô vàn hiểm nguy.

Vượt qua “Phong hỏa đài”

Luật pháp của Đại Đường không cho phép tăng nhân sang các nước Tây Vực, nên Huyền Trang nhiều lần dâng biểu đều không được chấp thuận. Về sau, vào năm thứ ba niên hiệu Trinh Quán, kinh thành xảy ra nạn đói nên đã cho phép các tăng nhân ra ngoài khất thực hóa duyên, cũng có nghĩa là được phép đi đến những vùng miền khác. Huyền Trang liền mượn cơ hội này để lên đường, thẳng tiến về phương Tây.

Nhưng vì triều đình đã có mệnh lệnh, nên ông thường xuyên bị các quan viên địa phương ngăn trở. Thời ấy, trong hệ thống phòng thủ của Đại Đường có rất nhiều chốt điểm gọi là phong hỏa đài (nơi dùng khói lửa để truyền báo thông tin tình hình quân địch). Vậy nên, Huyền Trang đã phải nhiều lần giải thích cho những quan viên và tướng lĩnh trấn thủ phong hỏa đài lý do ông phải sang Tây Thiên cầu Pháp. Quyết tâm kiên định của ông đã khiến họ cảm động, họ liền mở cửa cho ông đi.


Tranh vẽ Huyền Trang trên đường đi Ấn Độ (ảnh: Wikipedia).

Sau khi ra khỏi ải Dương Quan, Huyền Trang phải băng qua 5 lớp phong hỏa đài. Ở biên cương Đại Đường khi đó cứ cách 100 dặm là thiết lập một phong hỏa đài, giữa các phong hỏa đài đều là sa mạc, khó đi vô cùng.

Nếu muốn lấy nước uống, thì chỉ duy nhất ở dưới chân phong hỏa đài mới có nước. Khi Huyền Trang đến phong hỏa đài thứ nhất để lấy nước thì bị phát hiện. Một mũi tên phóng đến trước mặt, ông liền hét lên rằng đừng bắn, tôi là hòa thượng từ Trường An sang Tây Thiên cầu Pháp. Trấn thủ phong hỏa đài là Vương Tường, vốn là người tín Phật nên đã thả cho Huyền Trang đi. Vương Tường dặn dò rằng, người trấn thủ phong hỏa đài thứ tư là thân nhân của tôi, tên là Vương Bá Long, thánh tăng hãy đi tìm huynh ấy, huynh ấy sẽ giúp đỡ thánh tăng.

Đến phong hỏa đài thứ tư, Vương Bá Long nói với ông rằng: “Tôi e là thánh tăng không thể đi về phía trước được nữa. Tôi biết rất rõ người canh giữ phong hỏa đài thứ 5, ông ấy nhất định sẽ bắt ông trở về”. Vương Bá Long còn căn dặn rằng, muốn sang Tây Thiên thì nhất định phải đi vào sa mạc, đến một nơi gọi là suối Ngựa Hoang (Dã Mã), thánh tăng nhất định phải tìm được nơi này mới có thể lấy nước và ra khỏi sa mạc, nếu không thì không cách nào đi được.

Vương Bá Long trao cho Huyền Trang một cái túi da rất lớn đựng đầy nước. Huyền Trang lại xuất phát, đi theo hướng mà Vương Bá Long chỉ dẫn để tìm suối Ngựa Hoang.

Nhưng ông đi mãi đi mãi mà không thể tìm được, không những vậy lại lỡ tay làm rớt cái túi da, khiến nước trong túi chảy sạch hết. Trong sa mạc mà không có nước cũng đồng nghĩa với cái chết. Vậy phải làm sao đây? Nên mạo hiểm tiến bước hay là quay trở về?

Nhưng khi vừa quay đầu, ông đột nhiên nhớ lại tâm nguyện của mình, rằng: “Đã thề sang Tây Thiên cầu Pháp, nếu không lấy được chân kinh tuyệt không trở về Đông một bước. Nay thà về hướng Tây mà chết, chớ lẽ nào về Ðông để sống hèn?”. Sau đó, ông quyết định không quay đầu mà tiếp tục tiến thẳng về phía Tây.

Thà một bước chết ở trời Tây, còn hơn sống lùi về Ðông Thổ

Trong sa mạc quả đúng là: “Trên trời không một cánh chim, dưới đất không một muông thú. Không có cỏ, cây nào có thể sống nổi, không có bất cứ dấu vết nào của sự sống xung quanh. Lúc thì, cát và đá bay mù mịt, lúc thì mưa bão. Không nước, không thức ăn. Lúc tỉnh lúc mê. Lúc thì thấy xương cốt chết khô, di tích chiến trường. Lúc thì thấy những cảnh hung ác, hình tượng ma quỷ”.

Bên trên không có chim trời, phía dưới không có dã thú, chỉ có thể dựa vào phân của lạc đà và xương trắng của những người đã chết làm dấu hiệu. Trong sa mạc còn thường xuyên xuất hiện ảo giác, trong “Từ Ân truyện” có kể về “Gió nóng ma quỷ”, đó thật sự là điều vô cùng đáng sợ.

Huyền Trang cứ như vậy đi một mạch suốt 4 ngày 5 đêm, không có nấy một giọt nước uống.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.